Tự do ngôn luận,
tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực
hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Tuy
nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn
chính trị thường lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngày 3/5, Tổ chức Phóng viên không
biên giới (RFS) một lần nữa đưa ra những đánh giá thiên lệch, thiếu khách quan
và hoàn toàn không có cơ sở khi đánh giá tự do báo chí ở Việt Nam “rất ổn định ở
nhóm chót bảng xếp hạng”.
Nội dung đánh giá của RSF chẳng những
không có gì mới, vẫn lặp lại tư duy cũ mòn của những năm trước, mà còn cho thấy
tổ chức này đã cố tình phớt lờ thực tế về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí ở Việt Nam. Lợi dụng vấn đề này, Đài Á châu Tự do (RFA) tiếp tục đăng tải
những thông tin xuyên tạc, chống phá quyền tự do báo chí ở Việt Nam khi cho rằng
“bên cạnh bắt bở bỏ tù các nhà báo độc lập, Nhà
nước Việt Nam còn “chống lưng” cho các hội nhóm tung tin giả. Đó cũng là lý do
khiến tình nền báo chí Việt Nam vẫn tồi tệ và luôn ổn định đứng cuối trong các
bảng đánh giá về Tự do báo chí”.
Cần phải khẳng định rằng Nhà nước Việt
Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó
có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin. Điều này
được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan, đồng
thời được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
của Việt Nam.
Việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật là chính
sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam
luôn nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ
các quyền cơ bản của công dân về tự do ngôn luận.
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…Việc thực hiện các quy
định định này do pháp luật quy định”.
Luật
Báo chí sửa đổi năm 2016 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 cũng nêu rõ trách
nhiệm của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện tự
do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí;
bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực
hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp
thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
Điều 11 Luật Báo chí sửa đổi năm 2016
quy định rõ công dân có quyền: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế
giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố
cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân."
Rõ ràng, Luật Báo chí sửa đổi năm 2016
và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 hoàn toàn tương thích về mặt luật định đối
với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí. Có thể thấy, RSF đang cố tình không biết đến những văn bản luật đã được
đưa vào thực hiện từ nhiều năm ở Việt Nam.
Tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng được thể hiện rất rõ qua sự phát
triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam.
Hiện, Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự
đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 779 cơ quan báo chí (trong đó
có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp
phép hoạt động phát thanh-truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193
kênh truyền hình.
Trong khi đó, sóng của các cơ quan
truyền thông quốc tế lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS,
Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam.
Những năm qua, báo chí ở Việt Nam đã
thể hiện được quyền tự do ngôn luận và đều được quyền thông tin. Báo chí đã có
những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ
quốc; luôn tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội,
góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời là cầu nối
quan trọng với bạn bè quốc tế.
Thông qua báo chí, nhân dân cũng có diễn
đàn để trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng đối với Đảng, Nhà nước, đồng
thời phản biện, đề xuất những ý kiến tâm huyết với Đảng, Nhà nước.
Việt
Nam luôn ủng hộ, đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí
Một thực tế không thể phủ nhận về việc
bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do báo chí ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng an ninh, mà đặc biệt trong
công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua.
Nhiều tờ báo nước ngoài cũng đánh giáo
cao việc Chính phủ Việt Nam sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông xã hội
và công nghệ thông tin để cập nhật tình hình dịch bệnh cùng những khuyến cáo đối
với người dân trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
RSF cũng đã cố tình bỏ qua thực tế rằng
Việt Nam là 1 trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng
Internet nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người dùng (chiếm 70% dân số). Khoảng
94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng
trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày. Công nghệ thông tin và mạng xã hội
đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt ở Việt Nam, cho phép
người dân được tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.
Theo
báo cáo EGDI của Liên Hợp Quốc, về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, Việt
Nam có điểm số cao hơn mức trung bình của châu Á và thế giới. Tại khu vực Đông
Nam Á, Việt Nam hiện xếp thứ 6 về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, sau
Philippines, Brunei, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Về chỉ số hạ tầng viễn
thông, trong năm qua, Việt Nam đã tăng 31 bậc, đứng thứ 69 thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam đã phản
bác lại các nhận xét vô căn cứ của những tổ chức xếp Việt Nam nằm trong danh
sách các quốc gia không có tự do Internet. Đồng thời thực tế trên cũng là lời
khẳng định rõ ràng nhất cho quan điểm “việc đảm bảo các quyền tự do ngôn luận
và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam, được quy định trong
Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Nhà nước Việt Nam
luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của Internet nhằm phục vụ công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu về trao đổi thông tin,
học tập và làm việc của người dân”.
Luật Báo chí sửa đổi năm 2016 cũng nêu
rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo
hộ; không tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động.
Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân."
Tại Việt Nam, không ai bị xét xử, bắt
giữ chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối tượng lợi
dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật; tung tin giả, tin "xấu
độc" hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận... mới bị xử lý theo pháp luật.
Đây cũng là biện pháp của Nhà nước Việt
Nam để bảo vệ người dân trước những thông tin bịa đặt, sai sự thật, kích động
thù hận..., đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền tiếp cận những thông tin chính
xác cho công dân. Điều đó phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của nhiều
nước.
Rõ ràng, bức tranh hiện thực về bảo đảm
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là thực tế khách quan không ai
có thể phủ nhận được. RSF đã cố tình phủ nhận những nỗ lực của Đảng và Nhà nước
Việt Nam trong việc bảo đảm và tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
và tiếp cận thông tin của người dân, đưa ra những đánh giá sai sự thật và hết sức
phi lý.
Những luận điệu của RSF cho thấy tổ chức
này đang dùng thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí ở
Việt Nam với dụng ý xấu. Chính RSF đang đi ngược lại tôn chỉ của người làm báo
là tôn trọng và không được phép xuyên tạc, bóp méo sự thật./.
KK21