Trong các thời
kỳ lịch sử, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ, với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, các thế lực thù địch đã
tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó có âm mưu đòi đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đòi chuyển đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Từ bên ngoài,
các thế lực thù địch sử dụng một khối lượng khổng lồ các phương tiện thông tin,
truyền thông, nhất là sử dụng các trang mạng xã hội để thực hiện các chiến dịch
chống phá tư tưởng quy mô lớn đối với Việt Nam. Các thế lực thù địch đưa ra luận
điệu: Các cương lĩnh, đường lối cách mạng của Đảng chứng tỏ sự “chuyên quyền”,
“độc đoán”, “đảng trị”. Chúng đổ lỗi cho Đảng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế
của đất nước so với những nước trong khu vực; từ đó, chúng cho rằng, trong thời
đại ngày nay, nếu tiếp tục đi theo con đường XHCN là sai lầm. Chúng “khuyên”
chúng ta đi theo mô hình “xã hội dân chủ”, thực hiện “chính trị đa nguyên”, “đa
đảng đối lập”, xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 về hiến định quyền lãnh đạo
của Đảng, vì chúng cho rằng “đa nguyên, đa đảng sẽ khơi dậy sự sáng tạo của
toàn dân, tốt hơn cho sự phát triển của xã hội”(!).
Đây là một luận
điệu hết sức nguy hiểm và thâm độc vì họ cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa
nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển. Với những người có nhận thức chính
trị không vững vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi luận điệu này, từ đó, cổ xúy
cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Như vậy, luận điệu
“muốn thực sự dân chủ và phát triển”, phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập thực chất là đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải “từ bỏ vị thế lãnh đạo”,
“chuyển đổi thể chế chính trị”, với mục tiêu thâm độc là xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện “đa nguyên chính trị”, chuyển hóa chế độ
XHCN sang các chế độ xã hội khác.
Trong bối cảnh
hiện nay, việc nhận diện và kịp thời đập tan các âm mưu, thủ đoạn tinh vi, nham
hiểm của các thế lực thù địch, phản động đòi đa nguyên, đa đảng chính là vấn đề
cốt tử để bảo vệ tính chính danh, bản chất cách mạng, vị thế, sứ mệnh cầm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.
Trong bối cảnh
hiện nay, cần chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội
về âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị chống phá, bác bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, nâng cao tinh thần
cảnh giác của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời phát hiện, tẩy chay,
không tiếp tay cho kẻ xấu lan truyền thông tin, nhất là trên không gian mạng.
Trên cơ sở
đó, thống nhất nhận thức trong toàn xã hội về phương châm bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Ðảng. Trọng tâm của công tác này là tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn dân,
toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và
giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; làm cho Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật
sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội.
Thực tiễn
phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam 92 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo
đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Đồng thời khẳng định một
chân lý: “Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng
sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo
đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc
ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Như vậy, luận
điệu của các thế lực thù địch, phản động cho rằng, đa đảng thì có dân chủ và một
đảng thì mất dân chủ, thực ra là một trò “lập lờ đánh lận con đen” nhằm cổ vũ
cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.
T.A.11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét