Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

VẠCH MẶT CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM


Nhân sự kiện Thủ tướng chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức tại Mỹ, ngày 11, 12/5/2022 một số phần tử bất mãn tại mỹ đã tổ chức cái gọi là ngày nhân quyền cho Việt Nam, trong đó có một số quan chức chỉnh phủ Mỹ, đồng thời tổ chức biểu tình và gặp gỡ các nhà lập pháp để yêu cầu gây áp lực về nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam. Với sự thiếu hiểu biết về tình hình thực tiễn ở Việt Nam, chúng lại dở những luận điệu cũ kỹ xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là các quan chức Mỹ tham dự đã có cái nhìn thiển cận, quy chụp khi cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, vu cáo chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm hiến pháp và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng quốc tế thông qua việc bắt bớ, gia.m gi.ữ và bỏ tù tùy tiện các nhà hoạt động, nhà báo độc lập, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà bất đồng chính kiến. Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này bị bỏ t.ù oan sai với những bản án t.ù khắc nghiệt và cực kỳ dài và  kêu gọi Tổng thống Biden và chính quyền nêu vấn đề nhân quyền với các quan chức Việt Nam, yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam tại  Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt của Hoa Kỳ - ASEAN tại Washington DC...

          Cần phải khẳng định rằng, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân, quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tiếp cận QCN rất sớm. Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, khắc phục hậu quả sau chiến tranh, bị bao vây cấm vận, Đảng và Nhà nước ta vẫn cố gắng chăm lo cuộc sống mọi mặt của người dân. Bởi đó là bản chất, là mục tiêu nhất quán của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền con người và quyền công dân của Việt nam luôn được hiến định trong Hiến pháp và bảo đảm trên thực tế dù nhiều lần sửa đổi bổ sung. Những kết quả Việt Nam đạt được đã làm cho nhân quyền ở Việt Nam trở thành tài sản chung của xã hội, được LHQ và nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế, chuyên gia trên các lĩnh vực đánh giá rất cao. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, việc Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam bằng mọi biện pháp bảo vệ tính mạng con người trước đại dịch Covid-19 đã khẳng định rõ ràng về thành tựu, chủ trương nhất quán, toàn diện này.

          Vì vậy, khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề nhân quyền của một quốc gia nào đó cần khách quan, toàn diện gắn với thể chế chính trị, lịch sử, văn hóa truyền thống và tình hình KT-XH của quốc gia đó. Không xem xét, nhận định vấn đề nhân quyền theo kiểu “thầy bói xem voi”, không chỉ vài hiện tượng bên ngoài mà đánh giá thành bản chất. Vì cách nhìn nhận hẹp hòi, thiên kiến như vậy có thể tạo ra mâu thuẫn, xung khắc giữa chủ thể nhận định, đánh giá và đối tượng bị nhận định, đánh giá; từ đó gây bất lợi cho việc củng cố mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển giữa các quốc gia trên thế giới”.

          Thiết nghĩ, các quan chức chính phủ Mỹ cần phải tìm hiểu kỹ và có hiểu biết đầy đủ, toàn diện về tình hình Việt Nam, thấy được những kết quả và thành tựu trong những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người và thấy được sự ủng hộ của người dân Việt Nam đối với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính phủ, không nên có cái nhìn thiển cận, một chiều, phụ họa theo những kẻ đã chối bỏ Tổ quốc, bất mãn chống đối Việt Nam để có cái nhìn sai lệch về tình hình nhân quyền của Việt Nam, cần phê phán và có những biện pháp để ngăn chặn những hành vi lệch lạc đó để làm xấu đi hình ảnh của một nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ.

VT21

0 nhận xét:

Đăng nhận xét