Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được Đảng và nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn, được kiên trì, kiên định triển khai thực hiện suốt từ năm 1930 đến nay, nhờ đó, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành chính quyền về tay nhân dân, làm nên những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, rồi thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những điều đó đã được lịch sử dân tộc minh chứng rất rõ ràng.
Ấy
vậy mà hiện nay vẫn có những giọng điệu lạc lõng của các thế lực thù địch, phản
động đòi Đảng ta, nhân dân ta phải từ bỏ mục tiêu, con đường đã chọn và đi theo
con đường khác, vì họ cho rằng đó là "con đường sai lầm, dẫn dân tộc đến
đường cùng, ngõ cụt". Họ cũng rêu rao rằng: "Kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội", kiên định với "chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh" là "lạc nhịp", "lỗi thời".
Thủ
đoạn họ thường dùng là tạo dựng, xuyên tạc bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng,
thông tin sai sự thật, "lập lờ đánh lận con đen" về tình hình đất
nước, rồi tung lên các nền tảng mạng xã hội và một số website, tờ báo nước
ngoài có tư tưởng chống phá Việt Nam.
Họ
tung ra những cáo buộc vô căn cứ như là: các giá trị đạo đức, văn hóa, những
dân chủ nhân quyền chỉ là lời có cánh, nói xong là bay chứ không có trong hiện
thực cuộc sống. Trong một tâm địa xấu xa, những kẻ này quả thực có trí
"tưởng tượng" phi thường.
Họ
tung ra những quan điểm như là "Chủ nghĩa xã hội chỉ là phương tiện cứu nước,
giành độc lập dân tộc, và khi giành độc lập rồi thì cần phải thay đổi phương
tiện". Hay là "chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hoàn toàn không
có bình đẳng xã hội, không có an sinh, phúc lợi xã hội gì cả, mọi thứ đều phải
trả tiền".
Đây
thực chất là những luận điệu phi lịch sử, phản khoa học và phản động. Nhưng
đáng buồn là trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ
tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội. Thậm chí, có người còn phụ họa
với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một
chiều chủ nghĩa tư bản.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét