Trong thời gian qua, một số đối
tượng cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn, cực đoan quá khích trong nước bí mật
cộng tác với những phần tử bất mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá
nhân. Số đối tượng này tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết
bài nói xấu chế độ, chống phá Nhà nước Việt Nam. Những bài viết được tung lên
Internet có nội dung tuyên truyền những quan điểm phản động, cực đoan. Chính số
đối tượng ở trong nước, những phần tử bất hảo nói trên đã tham gia cộng tác viết
bài, cung cấp thông tin, gửi thư kiến nghị đưa lên mạng gây ảnh hưởng xấu xung
quanh việc ta bắt giữ các đối tượng có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Ngoài ra, phải kể đến một số văn nghệ sĩ, nhà báo, các nhà hoạt động chính trị,
xã hội người ngoại quốc, ở nước ngoài đã đến Việt Nam do không có những thông
tin chính xác, đầy đủ, bị người Việt phản động lưu vong tuyên truyền, lôi kéo
cung cấp thông tin bịa đặt chống phá Việt Nam. Trong khi đó, các nguồn sách
báo, phim ảnh có nội dung đồi trụy, ca ngợi một chiều, phiến diện về cuộc sống
của những nước phát triển TBCN không quản lý được, tác động vào tư tưởng, tâm
lý của nhân dân.
Những biểu hiện cơ hội hữu khuynh
ở nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện trong bối cảnh đất nước vừa có thời cơ,
vận hội lớn, vừa đứng trước nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Tư tưởng cơ hội hữu
khuynh đó không chỉ được xây dựng trên một cơ sở lý luận xét lại nào đó, mà chỉ
là sự cóp nhặt hỗn tạp giữa trào lưu triết học, xã hội học tư sản hiện đại,
song lại chưa thoát được căn bệnh giáo điều đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và mắc
bệnh thực dụng. Điều này thể hiện thái độ và lối sống cơ hội nhằm trục lợi cả
chính trị và vật chất. Cố tình nhắm mắt trước lịch sử của dân tộc về quá trình
phát triển đi lên CNXH là tất yếu, lợi dụng sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô để
phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân các nước đó lựa chọn, và từ đó
lên lớp dạy cho nhân dân ta. Họ cho rằng bi kịch Xô viết như lời cáo chung cho
Chủ nghĩa Cộng sản, là hệ quả tất yếu cho các nước XHCN còn lại. Một số đối tượng
còn kích động nhân dân để gây rối như các vụ bạo loạn ở một vài nơi trong nước.
Đồng thời, những đối tượng này còn cho rằng CNXH không có cơ sở kinh tế vì chế
độ XHCN ở nước ta đã chấp nhận nền kinh tế thị trường.
Chúng xuyên tạc rằng: trong nội bộ
Đảng vẫn duy trì cái gọi là chế độ tập trung dân chủ, mà hầu hết các Đảng Cộng
sản trên thế giới đã từ bỏ, vì thế thực chất, sự tập trung quyền lực bao giờ
cũng đưa tới chỗ triệt tiêu dân chủ. "Đảng là cản trở của nền dân chủ"
nên kiến nghị đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng "Đảng chỉ
nên lãnh đạo tư tưởng, đạo đức, lối sống và định hướng chung chung",
"không lãnh đạo kinh tế, văn hóa, không lãnh đạo lực lượng vũ
trang"... đó là công việc của nhà nước. Đây là thủ đoạn dọn đường cho sự
hình thành tư tưởng đa nguyên chính trị, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang để
vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng.
Có một số cán bộ, đảng viên, trí
thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm trí có người
còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã
lỗi thời, nó chỉ thích họp với hoạt động của Đảng khi chưa dành được chính quyền,
còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo chiến tranh, rằng thực hiện tập trung dân chủ
là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, sẽ
không có dân chủ, không có nhân đạo. Họ cho rằng định hướng XHCN là giáo điều,
sách vở, xuất phát từ định đề giai cấp chứ không xuất phát từ thực tiễn Việt
Nam. Theo họ, phải từ bỏ định hướng XHCN thì mới phù hợp với thực tế đất nước,
xu thế với thời đại. Họ cho rằng chúng ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất
XHCN bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất ngày càng bị yếu kém, trì trệ, dẫn tới
kinh tế tụt hậu.
Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn
một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhưng
các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Chúng thường xuyên chống phá chúng
ta bằng nhiều thủ đoạn trong đó có những luận điệu sai trái, xuyên tạc. Vì vậy,
đấu tranh chống luận điệu sai trái như một nhiệm vụ tất yếu chúng ta cần làm và
nhất định phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các loại
quan điểm sai trái để có những đối sách phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu
tranh này chính là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách
tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất
hành động trong toàn xã hội.
Hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn khẳng
định công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái trực tiếp phục vụ cho việc
lãnh đạo thực hiện những mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng. Đây là nhiệm
vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động năng lực và
trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân dân. Đấu tranh chống
các luận điệu sai trái cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà
nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng
cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới
thắng lợi hoàn toàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét