Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

NHẬN THỨC RÕ VỀ TƯ TƯỞNG PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI TLHSP

 

Sự phát triển của đất nước Việt Nam đang diễn ra trong vô vàn những tác động đa chiều. Đó là một kỷ nguyên toàn cầu hóa vốn có với những sự phức tạp đan xen đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với vận mệnh của đất nước. Con đường đi lên CNXH của đất nước có thể tiến lên mạnh mẽ với các quốc gia dân tộc và cũng có thể bị tụt hậu hơn so với thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có sự phát triển một cách tổng thể nhiều mặt. Tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/12/2020 , bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ một trong những nội dung cần quán triệt trong chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn mới: tuyệt đối không được chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được, vì mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho năm 2021 và nhiệm kỳ tới là rất cao, trong khi đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Trong thời đại mới, các nước đang cùng nhau sống trong một “thế giới phẳng” mà ở đó sự phân định bạn – thù rất mờ nhạt, sự ủng hộ hay phản đối không rõ ràng. Tuy nhiên, các nước lớn trên thế giới, nhất là những cường quốc với tư tưởng bành trướng luôn có tư tưởng thôn tính các nước còn lại. Thời gian qua những biến động của vấn đề Biển Đông là một minh chứng. Một điều đáng nói ở đây chính là mối quan hệ lợi ích các quốc gia dân tộc với sự can thiệp của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, vấn đề này đặt ra yêu cầu khách quan đối với Việt Nam thì sự lựa chọn tất yếu của đổi mới chính trị trong công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, chính là một nội dung rất quan trọng của đổi mới hiện nay. Hơn bao giờ hết, con đường duy nhất đúng là, chúng ta chỉ phát triển toàn diện, bền vững, thì chúng ta mới có tiếng nói thực sự, khi bước chân nhân loại không chờ đợi sự do dự hay ngập ngừng của bất cứ ai, khi cuộc cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn sự “mất còn” tức khắc, sự “chìm nổi” khó đoán trước về vị trí của bất cứ nước nào trong cuộc cạnh tranh gay gắt mang tính toàn cầu và không có bất cứ quốc gia, dân tộc nào là ngoại lệ.  

Kinh nghiệm của thế giới hai thế kỷ qua cho thấy, thế giới càng toàn cầu hóa, thì vấn đề dân tộc đối với mỗi quốc gia càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc chủ động trong xử lý vấn đề dân tộc vì sự phát triển toàn cầu, chủ động tiên lượng và nắm lấy tổng thể sự vận động toàn cầu để giải quyết cụ thể, thiết thực những công việc của dân tộc đã là yêu cầu cho sự phát triển của một đất nước. Đối với Việt Nam, không có con đường nào khác tốt hơn là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chân chính, dưới ngọn cờ của Đảng, phải trở thành động lực căn bản, quan trọng đối với tiến trình phát triển của đất nước trong tương lai.

Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, mỗi người dân Việt Nam cần nhận thức rõ vị thế, vai trò của đất nước trong tình hình mới. Nhất là những thách thức mới trong thời kỳ hội nhập để có những tư tưởng nhất quán, sự tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đẳn của Đảng và chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam vững mạnh.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét