Theo nghĩa rộng thì chiến tranh tâm lý
đồng nhất với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Đó là sự kế tục
của chính trị, là phương tiện và phương thức đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa
đế quốc. Theo nghĩa hẹp, chiến tranh tâm lý chẳng qua chỉ là một hệ thống tác
động tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc nhằm vào ý thức con người chủ yếu thông qua
lĩnh vực tâm lý - xã hội. Đó là hệ thống các tác động phá hoại về tâm lý, tung
tin đồn nhảm, đe doạ, khuyếch trương thanh thế…nhằm gây sức ép tâm lý với “đối
phương”, khiến cho đối phương mất phương hướng và suy yếu về sức mạnh vật chất
cũng như tinh thần.
Ưng dụng đầu tiên của thuật ngữ chiến
tranh tâm lý được biết đến vào những năm 1920 và của các hoạt động tâm lý là
sau đại chiến thế giới thứ hai (1945). Nhà phân tích lịch sử quân sự người Anh
J.F.C. Fuller là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “chiến tranh tâm lý” vào năm
1920 trong một phân tích của ông về những bài học của chiến tranh thế giới lần
thứ nhất. Ông đã có dự báo rằng những phương tiện tác chiến truyền thống có thể
sẽ bị thay thế bằng chiến tranh tâm lý, trong đó không cần sử dụng vũ khí và
chiến trường chỉ tìm cách làm lú lẫn trí tuệ con người, làm tan dã nhuệ khí và
đời sống tinh thần của một quốc gia bằng cách tác động đến ý chí của con người.
Việc sử dụng “chiến tranh tâm lý” được tiến hành sớm nhất được lưu lại trong
một ấn phẩm báo chí của Mỹ vào năm 1940 với tựa đề: “Chiến tranh tâm lý và tiến
hành nó như thế nào”. Ngoài ra, Mỹ
còn sử dụng thuật ngữ: “hoạt động tâm lý” với những nội dung tương tự như chiến
tranh tâm lý và cho rằng: mọi hoạt động tâm lý sẽ được phối hợp cả về mặt thời
gian và phương hướng để tránh làm giảm hiệu quả các hoạt động tác chiến chính
của chúng. Đến những năm 1960 “các hoạt động tâm lý” mới được sử dụng rộng rãi
hơn và được gộp vào với thuật ngữ chiến tranh tâm lý.
Đến cuối những năm 1980, thuật ngữ
“chiến tranh tâm lý” được sử dụng nhiều lần nhưng bị coi là vấn đề phức tạp khó
hiểu và hiệu quả của nó không được một số nhà quân sự thời kỳ này thừa nhận. Họ
cho rằng: các khía cạnh tâm lý của các chiến dịch thường chỉ được đặt ở bìa sau
của các cuốn sách và thường bị lãng quên. Nhiều người không nhận thức được bản
chất thực sự của hoạt động tâm lý và sự mơ hồ đã làm cho họ khó có thể định
lượng hay định tính được hiệu qủa của nó, và những sỹ quan chỉ huy và tham mưu
rất ngại và miễn cưỡng sử dụng liệu pháp này, vì vậy tính hiệu qủa tác chiến là
rất thấp. Tuy nhiên, phần lớn các nhà chỉ huy quân sự về sau đã phải thừa nhận
chiến tranh tâm lý là yếu tố then chốt trong các tình huống chiến đấu và cả
trong thời bình, là phương thức tác
chiến cơ bản nhằm để nhân sức mạnh phi sát thương trong các tình huống chiến
đấu nói riêng và trong chiến tranh nói chung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét