Thói
xu nịnh - hành vi dối trá nguy hiểm của con người
Câu
hỏi đặt ra là thói xu nịnh nên được cắt nghĩa như thế nào và tại sao nó là một
thói quen xấu, một hành vi bị phê phán gay gắt trong mọi thời đại?
Trải
qua nhiều ngàn năm lịch sử, để tồn tại và phát triển, loài người phải nhận thức
về thế giới xung quanh (tự nhiên, xã hội và con người) với khát khao phải tìm
ra sự thật, tìm ra chân lý, bởi lẽ, chỉ khi nào tìm được sự thật thì mới có thể
chọn cách xử lý đúng đắn, hiệu quả nhất. Thế nhưng, con đường tìm chân lý, sự
thật của nhân loại nói chung, người làm lãnh đạo nói riêng, không dễ. Tại cơ
quan công quyền, cái nhìn của nhà lãnh đạo nhiều khi bị che phủ bởi sương khói
ngôn từ mù mịt và hành vi xảo quyệt của những kẻ xu nịnh, dối trá.
Xu
nịnh được hiểu là hành vi có tính toán của những kẻ thường là kém tài, kém đức,
dùng "xảo ngôn" miệng lưỡi " đường mật" tinh vi để tụng ca,
tâng bốc khéo léo nhằm thu hút cảm tình của những người có quyền lực, mong được
che chở, chiếu cố, cất nhắc.
Đó
là cách "đi bằng lưỡi" của những con rắn độc dưới hình dạng những con
lươn "hiền lành" mà dân gian từng đúc rút trong câu tục ngữ: "
rắn giả lươn". Thời đại nào cũng khó tránh được việc xuất hiện những kẻ xu
nịnh. Chẳng thế mà xưa kia, trong các vương triều phong kiến, bên cạnh trung
thần bao giờ cũng có nịnh thần và gian thần, theo đó là nghịch thần, loạn thần
- những kẻ sẽ làm khuynh đảo triều đình.
Trước
đây Chu Văn An đã từng khẳng khái dâng sớ đòi nhà vua chém bảy tên nịnh thần,
gian thần hại dân, hại nước. Đau xót hơn là chuyện oan khiên của Nguyễn Trãi -
người anh hùng phò tá Lê Lợi gây dựng vương triều nhà Lê, rốt cuộc cũng bị phản
phúc và hãm hại bởi bọn gian thần, nịnh thần và loạn thần, tặc tử.
Những
biểu hiện của thói xu nịnh và tác hại của nó.
Trước
tiên là thái độ xun xoe, chiều lòng cấp trên bằng mọi giá: "nói vuốt"
theo ý thủ trưởng, khen ngợi thủ trưởng trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh,
lúc nào cũng ngợi ca, trước mặt và sau lưng để cho cấp trên "hiểu
rằng": "cậu ấy là người tốt", " cô ấy thật chu đáo",
luôn ủng hộ mình, chắc là người "tâm phúc đây" (?!). Thậm chí là mọi
thói quen, sở thích của thủ trưởng cũng được kẻ xu nịnh "nghiên cứu rất
kỹ". Từ thói quen tốt đến thói quen xấu sẽ được ngợi khen tuốt tuột và
"chăm sóc chu đáo": nào là đánh gôn, nào là câu cá, nào là chơi đồ
cổ, nào là thích rượu ngon, nào là mê tiếng hát, nào là thích tiệc tùng…
Sau
nữa là mọi việc của gia đình thủ trưởng sẽ được "chăm sóc chu đáo"
"tận tình" khủng khiếp: giỗ tết, tang ma, hiếu hỷ, ốm đau, đặc biệt
là những người thân của thủ trưởng sẽ được chiều chuộng "hết tầm"
khiến cho mọi người ngạc nhiên cực độ: sinh nhật của cha, mẹ, vợ, con, bên nội,
bên ngoại; những ngày "trọng đại" kỷ niệm của gia đình cũng được kẻ
xu nịnh quan tâm hết mức. Và hình ảnh của kẻ xu nịnh sẽ được "thêu
dệt" dần dần bởi những người thân của thủ trưởng: "cậu ấy tốt
quá"; "chú ấy chu đáo quá"; "cô ấy tuyệt vời",
"biết ăn ở trước sau"; "hiếm có người nào tốt em nó"… Và
đến mức thủ trưởng cũng "mờ mắt", tưởng thật (!?)
Kẻ
xu nịnh sẽ rất tinh vi đánh vào điểm yếu của con người là thích được khen,
thích được đề cao và thích được dư dả tiền bạc. Đến một ngày nào đó, sẽ
"há miệng mắc quai" lâm vào cảnh "không nỡ từ chối" khi
ngập sâu vào quan hệ tiền bạc và đặc biệt là một số quan hệ "thầm
kín", bất chính với kẻ xu nịnh, đành " đâm lao phải theo lao",
và " chậc lưỡi": thôi , cho cậu ấy, cô ấy "chút thể diện",
bổ nhiệm cho một chức vụ gọi là… "động viên", có mất gì đâu (!?).
Chưa
kể là kẻ xu nịnh nắm được một vài điểm yếu, vài điều bí mật "không tiện
nói", gọi là "phốt"của thủ trưởng, thế là bị khống chế, buộc
phải làm theo, mặc dù trong lòng không hẳn đã muốn thế. Người đáng thương và
đáng trách chính là kẻ bị đi vào "cái bẫy" của xu nịnh. Anh ta sẽ
không biết làm sao để thoát ra chứ nói gì đến khống chế, loại bỏ. Không ít
trường hợp người cấp trên vì bị khống chế, dù không hẳn đã thích kẻ xu nịnh,
nhưng buộc phải nâng đỡ kẻ bất tài, vô dụng, thiếu đạo đức. Đó là sự thật đáng
buồn vẫn đang diễn ra ở chỗ này, chỗ kia trong cuộc sống. Và khi kẻ xu nịnh
được cất nhắc sẽ gây ra nhiều tác hại:
Thứ nhất, vì thiếu tài, thiếu đức nên không thể làm việc
được, chủ yếu luồn lách như con lươn con chạch, nào là lách luật, nào là lợi
dụng, nào là kiếm chác để "bù lại" chi phí xu nịnh đã bỏ ra "đầu
tư" trước đây, cho nên thể nào cũng tham nhũng, vơ vét, kiếm chác từ vị
trí chức vụ mà ít nghĩ đến lợi ích chung.
Thứ
hai, bản chất của xu nịnh là dối trá, nên những kẻ xu nịnh sẽ không bao giờ
trung thực, luôn "dối trên, gạt dưới", "nịnh trên, nạt
dưới". Và như vậy sẽ làm hư hỏng bộ máy công quyền.
Thứ
ba, những kẻ xu nịnh khi nắm quyền lực sẽ chỉ lựa chọn những kẻ xu nịnh khác,
bởi bọn chúng là cùng "đồng đẳng" như người xưa nói: "ngưu tầm
ngưu, mã tầm mã" và dẫn đến "lợi ích nhóm" tàn phá công quỹ.
Sinh thời, các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lê nin từng nêu rõ: "trong
tính hiện thực của nó thì bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan
hệ xã hội". Bản chất của con người được hình thành và xác lập trên cơ sở
các quan hệ xã hội từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, thậm chí còn ảnh hưởng, chi
phối tính cách của cá nhân con người trong suốt cả cuộc đời.
Thật
là nguy hiểm, khi trong bộ máy công quyền dầy đặc những kẻ xu nịnh, những con
sâu độc hại sẽ làm chết cái cây của sự sống, sẽ làm mất uy tín với nhân dân và
chúng sẽ trượt dài trong tha hóa, và biến chất và tham nhũng, lạm quyền, lộng
quyền tìm mọi cách, bằng mọi giá vơ vét, trục lợi công quỹ để làm giàu bất
chính cho bản thân. Điều nguy hiểm hơn là chúng lấy tiền bất chính ấy để tiếp tục
đi xu nịnh người cấp trên cao hơn… để tiến thân, rồi lại xu nịnh… rồi lại tiến
thân đến chức vụ cao hơn nữa làm ra cái vòng xoáy tha hóa, biến chất làm hư
hỏng bộ máy công quyền.
"Thật
là nguy hiểm, khi trong bộ máy công quyền dầy đặc những kẻ xu nịnh, những con
sâu độc hại sẽ làm chết cái cây của sự sống..."
Từ
hiện thực đen tối của thời Bắc Tống (Trung Quốc, tác giả Thi Nại Am đã viết
tiểu thuyết Thủy Hử, miêu tả con đường tiến thân của nhân vật Cao Cầu bằng con
đường xu nịnh. Chỉ có "tài" đá cầu chiều chuộng thú vui của vua Bắc
Tống mà Cao Cầu đã được cất nhắc lên chức Điện Soái phủ Thái úy. Với bản chất
bất tài, vô đạo đức, lưu manh dối trá của một kẻ xu nịnh, Cao Thái úy đã hãm
hại biết bao người và che mắt thiên tử, làm nhiều việc xằng bậy đến mức mà dẫn
đến tình trạng nhân dân rơi vào hoàn cảnh "quan bức, dân phản" và
"bất đắc bất phản", làm nổ ra cuộc khởi nghĩa Lương Sơn Bạc làm rung
chuyển triều chính.
Giải
pháp ngăn chặn thói xu nịnh
Giải
pháp quan trọng bậc nhất chính là cách hành xử đúng đắn của người lãnh đạo,
quản lý. Đức độ và tài năng của nhà lãnh đạo không chỉ biểu hiện ở sự điều hành
đơn vị tổ chức cơ quan mà đặc biệt là trong công tác cán bộ, còn phải có con
mắt tinh đời, nhìn rõ "ngay, gian", phải nhanh chóng phát hiện ra những
con sâu xu nịnh để phòng ngừa và loại bỏ chúng. Tuyệt đối tránh "sa
bẫy" của kẻ xu nịnh. Và càng không bao giờ cất nhắc kẻ xu nịnh.
Nhà
lãnh đạo phải có tâm sáng, lòng trong, có tinh thần tập thể, chính nghĩa và đại
nghĩa trong điều hành công việc của cơ quan tổ chức. Nhà lãnh đạo giỏi là người
biết phát huy sức mạnh tập thể, coi trọng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan,
dùng tai mắt của quần chúng trong đơn vị, dư luận của nhân dân mà tham vấn, xem
xét đánh giá con người, chứ không thể nhìn một chiều bằng cảm xúc cá nhân của
mình trong công tác nhân sự.
Cần
coi trọng phương thức và nguyên tắc: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phải
sát thực tế, không quan liêu, xa rời thực tiễn, phải đặt lợi ích tập thể lên
trên hết, lấy đó là nền tảng cơ sở cho mọi hành động của người chỉ huy, lãnh
đạo. Có như vậy sẽ đẩy lùi nạn xu nịnh, tha hóa biến chất, làm trong sạch đội
ngũ cán bộ công chức để xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân đối với chế độ
ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét