Mấy tuần
qua, sau phiên toà xét xử 8 bị cáo về tội “phá rối an ninh” (hoạt động dưới tên
gọi “nhóm Hiến pháp”), các đối tượng chống phá Nhà nước tung hô những bị cáo
này như “người hùng”, đồng thời dùng các chiêu thức như gửi thư ngỏ, kiến nghị
thư, soạn dự luật… gây sức ép đòi trả tự do cho các bị cáo.
Có lẽ bị ảnh hưởng bởi các thông tin nhiễu trên mạng và vì
động cơ riêng, đã có thượng nghị sĩ, dân biểu gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Mike Pompeo, cũng như lên tiếng tại các buổi hội nhóm về nhân quyền, thúc giục
chính quyền Hoa Kỳ có biện pháp chế tài đối với Việt Nam vì “vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng”. Số này còn đòi áp dụng đạo luật Magnitsky toàn cầu, đưa
Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC.
Theo một số trang tin, hôm 7-8, tại hội luận trực tuyến với
tên gọi “ngày vận động cho Việt Nam” do nhóm Ủy ban Cứu người vượt biển (BPSOS)
tổ chức, dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal lên tiếng đòi đưa Việt Nam trở lại danh
sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC, nói rằng “chúng ta đã thấy Việt
Nam bắt đầu thay đổi các hành động nhân quyền của họ như thế nào sau khi được
ra khỏi CPC trước đây”.
Thượng Nghị sĩ Marco Rubio viết thư cho hội luận: “Chúng tôi
biết rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo và đàn áp những người bất
đồng chính kiến. Các quyền cơ bản của người dân Việt Nam về thực hành tín
ngưỡng và tôn giáo, cũng như quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp phải
được tôn trọng và bảo vệ”.
Ông Rubio rêu rao “chúng ta phải tiếp tục cam kết thúc giục
chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị Việt Nam, nhiều
người trong số họ đã bị giam giữ chỉ vì bảo vệ quyền của người dân Việt Nam”.
Thượng Nghị sĩ John Cornyn nói qua một video gửi đến hội
luận: “Là một nhà vận động lâu năm cho nhân quyền ở Việt Nam, tôi tiếp tục đấu
tranh trong các chiến hào vi phạm nhân quyền mà không may vẫn còn xảy ra. Tôi
cũng tự hào đã kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo và chính quyền làm tất cả những
gì chúng ta có thể để đáp lại những hành vi không thể dung thứ này”.
Trước đó, hôm 30-7, Thượng nghị sĩ
Marco Rubio và John Cornyn gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo yêu cầu
đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và trừng phạt các “quan chức cộng sản” theo
đạo luật Magnitsky toàn cầu.
Bức thư viết: “Việt Nam là một đối tác an ninh quan trọng
trong khu vực nhưng hồ sơ nhân quyền của họ vẫn là một trở ngại cho việc tăng
cường quan hệ. Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu ông nêu ra những vấn đề này
trực tiếp với chính phủ Việt Nam và đề nghị ông xem xét việc áp dụng các biện
pháp trừng phạt theo đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với các cá nhân vì vi phạm
nhân quyền nghiêm trọng”…
Cũng theo các thông tin hải ngoại, tại Thượng viện, Thượng
nghị sĩ John Cornyn tự soạn và giới thiệu dự luật S.1369 (dự luật Trừng phạt
nhân quyền Việt Nam, được các Thượng nghị sĩ John Boozman, Bill Cassidy và
Marco Rubio cổ suý).
Dự luật này đề ra các biện pháp chế tài tương tự như Luật
Magnitsky toàn cầu nhưng áp dụng riêng cho Việt Nam, trong đó đưa ra những đòi
hỏi, yêu cầu như: đòi Tổng thống áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và
cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với những quan chức và gia đình của họ “đồng lõa với
các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân Việt Nam”.
Tại Hạ viện, dân biểu Chris Smith giới thiệu dự luật HR.1383
(dự luật Nhân quyền Việt Nam). Dự luật này đưa điều kiện nhân quyền vào chính
sách mậu dịch của Hoa Kỳ với Việt Nam; đòi hỏi Bộ Ngoại giao báo cáo hàng năm
tình trạng nhân quyền ở Việt Nam với các thông tin chi tiết, cụ thể về từng vụ
vi phạm và các giới chức liên quan; đòi cơ quan hành pháp áp dụng các biện pháp
chế tài theo Luật Magnitsky toàn cầu...
Đến đây, người đọc đặt câu hỏi: Tại sao lại có nhiều ý kiến
phản ứng với Việt Nam và đề nghị Mỹ đưa trở lại danh sách CPC? Để hiểu rõ điều
này, cần phải thấy mục đích của BPSOS tổ chức hội luận là gì? BPSOS là tên của
cái gọi là “Ủy ban cứu trợ người vượt biển”, là một tổ chức phản động lưu vong,
có trụ sở chính tại Falls Church, Virginia và do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch
kiêm giám đốc điều hành.
Nguyễn Đình Thắng từng học Trường Quốc gia hành chánh. Trước
ngày 30-4-1975, Thắng là phó quận trưởng hành chánh của chính quyền Sài Gòn.
Năm 1979, Nguyễn Đình Thắng vượt biên rồi định cư ở Mỹ. Khi đứng ra thành lập
BPSOS, lấy danh là “cứu trợ người vượt biển”, song thực chất để kêu gọi ủng hộ
từ các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích gây quỹ, tạo nguồn thực hiện các hành
động chống phá Việt Nam.
Việc tổ chức hội luận hay hội thảo, gặp mặt… nhằm mục đích
trên nên hiển nhiên những người được mời dự hoặc lấy ý kiến đều trong “danh
sách bỏ túi” của Thắng. Trong khi bản thân những thượng nghị sĩ, dân biểu này
lâu nay có quan điểm, cách nhìn không khách quan về tình hình Việt Nam, đi
ngược xu thế hợp tác, phát triển của hai nước.
Được sự “dẫn đường” của một số cá nhân có vị trí trong giới
chức Hoa Kỳ nói trên, những đối tượng mang dòng máu Việt quay lưng với quê
hương, đất nước, nay đang lưu vong tại xứ cờ hoa như Nguyễn Văn Đài, Trần Thị
Nga cũng hùa theo, nói như người đời là “ăn theo nói leo”.
Thực ra thì kể từ khi sang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, số này
dù có tăng volume cũng rất lạc lõng, yếu thế nên hễ khi có ai gọi tới là nhảy
ngay vào. Vì thế, không gì lạ khi số này phát biểu trên các trang mạng VOA,
RFA, BBC… những nội dung, câu từ cổ suý mưu đồ, hành động chống phá và miệt thị
nhân dân, đất nước.
Cần thấy rằng, những vấn đề mà một số thượng nghị sĩ, dân
biểu đưa ra trong dự luật do chính họ soạn thảo, hay các ý kiến tại hội luận,
hội thảo, gặp mặt nói trên, tuy vụ việc, cá nhân nhắc đến có khác nhau nhưng
bản chất, mục đích là không đổi. Những người họ nhắc đến và nói là “chứng cớ vi
phạm nhân quyền”, cho rằng “tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam gia tăng”
thì đấy đều là những dẫn chứng kiểu râu ông cắm cằm bà.
Như Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên
tiếng, ở Việt Nam, chỉ những người thực hiện hành vi phạm các tội quy định
trong Bộ luật Hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử
theo các tội danh, hình phạt tương ứng. Ở Việt Nam không có khái niệm “tù nhân
lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân nhân quyền”.
Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, nhân quyền để phạm pháp,
chống lại Nhà nước, nhân dân, gây nguy hiểm cho xã hội đều phải được xử lý theo
luật định và phải được phân biệt rõ ràng, không mập mờ đánh lận, lấy cớ để gây
sức ép ngoại giao với Việt Nam.
Những viện dẫn lần này để đưa ra đòi hỏi dưới dạng dự luật
cũng chỉ là một chiêu thức chống phá, phục vụ cho mưu đồ cũ mà thôi. Chẳng hạn,
họ vu cáo rằng, vụ xét xử các bị cáo trong “nhóm Hiến pháp” cùng với các vụ bắt
giam gần đây gồm các thành viên tổ chức tự xưng Hội Nhà báo độc lập và các bản
ánh nhiều năm tù dành cho “các nhà hoạt động vì môi trường” như Lê Đình Lượng,
Nguyễn Văn Hóa “đã khiến quốc tế quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam”.
Từ đó, một số người có chức trách trong Nghị viện, Chính phủ
Hoa Kỳ cũng đã có cách nhìn, cách hiểu sai lệch. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ
trách dân chủ, nhân quyền và lao động Robert Destro hôm 14-8 nói tại buổi thảo
luận “Ngày vận động cho Việt Nam 2020” (trực tuyến qua mạng) rằng: “Mọi cá nhân
tại Việt Nam phải được tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị trả thù”.
Song ông cũng thừa nhận: “Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ
những chỉ trích về vi phạm nhân quyền từ các tổ chức quốc tế và luôn khẳng định
rằng họ không bắt giam ai vì bất đồng chính kiến, mà chỉ xử lý những người vi
phạm pháp luật Việt Nam”.
Phiên toà xét xử các bị cáo phạm tội “Phá rối an ninh” hôm
31-7 được nhắc lại nhiều lần như dẫn chứng nóng về tình hình nhân quyền tại
Việt Nam. Song thực tế, bản chất vụ án đã được thể hiện rõ qua cáo trạng và quá
trình xét xử tại toà.
Đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia do các bị cáo Nguyễn
Thị Ngọc Hạnh, Đỗ Thế Hóa (SN 1968, trú phường Hiệp Thành, quận 12), Đoàn Thị
Hồng (SN 1983, trú tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2), Trần Thanh Phương (SN
1975, trú tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) – là các thành viên của một
nhóm kín có tên là “Hiến pháp”, lôi kéo thêm người khác thực hiện.
Theo cáo trạng, đây là nhóm những người có tư tưởng bất mãn
với chính quyền, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin trên có nội dung xấu
trên mạng xã hội. Các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Đỗ Thế
Hóa, Hồ Đình Cương, Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, Đoàn Thị Hồng và Lê Quý
Lộc đã chia sẻ các video trên Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo
người tham gia biểu tình, bạo loạn.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đã tổ chức
họp bàn để lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ, chuẩn bị hung
khí, công cụ hỗ trợ để gây bạo loạn với mục đích nhằm chống phá chính quyền
Việt Nam. Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nếu không
được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, trật tự xã hội,
xâm phạm an ninh quốc gia nên HĐXX xét thấy cần phải xử lý nghiêm để giáo dục,
răn đe và phòng ngừa chung.
Hành vi của các bị cáo, xét ở góc độ mục đích, thủ đoạn cũng
tương tự như những đối tượng kích động biểu tình, chống chính phủ Hoa Kỳ, gây
ra bạo động leo thang hồi giữa năm 2020. Nhiều cá nhân phạm pháp đã bị xử lý
theo luật pháp Hoa Kỳ. Vậy, chẳng có lý do gì ở Việt Nam, trường hợp phạm pháp,
xâm hại đất nước, chính quyền, trật tự công cộng như vậy lại được miễn trừ.
ADMIN.PSY11
(ST: Nguồn Báo Công an nhân dân
online)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét