Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

THAM GIA CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO BẤT HỢP PHÁP - MỘT BIỂU HIỆN SUY THOÁI NGHIÊM TRỌNG

            Một trong những biểu hiện của sự suy thoái trong cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chỉ ra là "ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp".
Đúng như nhìn nhận của Ban Chấp hành Trung ương, điểm đáng lưu ý trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta những năm gần đây là sự xuất hiện của các tà đạo, những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng chứa đựng những yếu tố mê tín, phản văn hóa, phi nhân tính, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đáng tiếc là đã có những CB, ĐV chẳng những không tuyên truyền, đấu tranh ngăn chặn mà còn tham gia vào các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp này.
Hiện nay, Tà đạo xuất hiện ở nhiều nơi. Tà đạo ở đây được hiểu là những đạo lạ, đạo không chính tông, hoạt động trái pháp luật. Những địa bàn tà đạo thường xuất hiện và lan truyền nhanh là vùng núi, nông thôn, vùng sâu xa, nhất là địa bàn Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ.
Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ; được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo và truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan; không được khống chế, ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái pháp luật.
Để ngăn chặn việc truyền bá tà đạo, có nhiều việc phải làm, nhưng trước tiên cần phải nhận thức rõ rằng những CB, ĐV ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp đã bị xử lý kỷ luật thời gian qua cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng về nhận thức, tư tưởng. Hành động ấy không chỉ gây hậu quả đối với bản thân CB, ĐV mà còn tác động tiêu cực đến quần chúng nhân dân. Do đó, để đấu tranh với tà đạo, cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò tiên phong gương mẫu của CB, ĐV. Cùng với phát huy vai trò của mỗi tổ chức đảng trong công tác quản lý và giáo dục, bản thân từng đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, kiên quyết nói không với các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Đối với những đảng viên vi phạm, cần phải xử lý nghiêm minh theo các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định cụ thể tại Điều 34, Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Đi kèm với đó là tăng cường phát huy vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng ở cơ sở. Thực tế thời gian qua, phần lớn các tà đạo xâm nhập vào địa bàn tổ chức tuyên truyền hoạt động một thời gian khá dài, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng mới phát hiện ra và có biện pháp xử lý. Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội không đơn giản chỉ là làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng mà phải đi vào chiều sâu quản lý các sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, hướng các hoạt động tín ngưỡng theo thuần phong mỹ tục của dân tộc và phù hợp với luật pháp. Đối với những đối tượng chủ mưu, đứng đầu các tà đạo, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng phải kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để theo pháp luật.
CB, ĐV phải thường xuyên quan tâm chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa. Các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội cần tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, giáo dục truyền thống yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, tránh xa những cám dỗ không lành mạnh. Các ngành chức năng, các đoàn thể cần phối hợp giúp đỡ các tôn giáo chính tông hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức cho người dân. Để công việc này tiến hành được thiết thực, hiệu quả không thể bỏ qua vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và từng CB, ĐV. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, giải thích, hướng dẫn của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và đoàn thể chính trị-xã hội cho người dân không chỉ tăng cường về cường độ, liều lượng mà phải đổi mới cả nội dung và hình thức. Khi nào quần chúng nhân dân hiểu rõ đâu là chính đạo, đâu là tà đạo thì việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo của họ chắc chắn sẽ theo đúng pháp luật.

HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN – BIỂU HIỆN TẬP TRUNG CỦA SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC

           Kẻ địch thường có ba loại: Chủ nghĩa đế quốc; thói quen truyền thống lạc hậu, tư tưởng tiểu tư sản; chủ nghĩa cá nhân. Nhận thức như vậy để thấy rõ đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch một cách kiên quyết, không khoan nhượng, thực sự khó khăn, lâu dài.
Suy đến cùng, đạo đức cách mạng mà chúng ta xây dựng là đạo đức tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình; còn cái phi đạo đức nguy hiểm nhất, trở thành "giặc trong lòng", "giặc nội xâm", cần phải chống là chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chủ nghĩa cá nhân là một loại vi trùng độc hại, làm tha hóa các quan hệ vốn có của mỗi đảng viên:
Với mình thì tự cao, tự đại, tự phụ, kiêu ngạo, lo thu vén lợi ích riêng; trong lãnh đạo, quản lý thì độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, thích địa vị, quyền hành; đối với quần chúng thì coi thường, coi khinh. Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà cán bộ, đảng viên phạm nhiều sai lầm, cần phải kiên quyết sửa chữa, quét sạch.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”; cái gì không phải chủ nghĩa xã hội là cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng. Đây là sự nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân,.. chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính. Người cho rằng, mỗi cán bộ, đảng viên “trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết trên trán chữ “cộng sản” là được họ yêu mến”, mà phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ bằng nhiều hình thức phong phú gắn với những điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Cuộc đấu tranh đó không kém cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm, bởi lẽ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không lộ nguyên hình, nó ẩn ấp trong tư tưởng, suy nghĩ của mỗi cá nhân và hành vi của mỗi cá nhân đó.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân"", vì, như Người phân tích: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình".
Chủ nghĩa cá nhân là sản phẩm của xã hội cũ dựa trên chế độ tư hữu, là sự đối lập giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, đặt quyền lợi của cá nhân trên quyền lợi tập thể. Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3-2-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra các loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân cần nhận diện và phòng chống (tất cả có 19 biểu hiện): Bệnh quan liêu; bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh “hữu danh vô thực” (loại bệnh có biểu hiện là làm được ít nhưng báo cáo, khoe khoang thì nhiều); bệnh cận thị (loại bệnh có biểu hiện là chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng); bệnh tỵ nạnh; bệnh xu nịnh, a dua và bệnh kéo bè, kéo cánh.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về bản chất, cũng như sự nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân đối với một Đảng cẩm quyền, vì khi cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân, đồng nghĩa với việc họ làm biến chất, suy thoái Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm, thực hiện những giải pháp nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân một cách có hiệu quả.
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những giải pháp thiết yếu đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân là mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để nâng cao và thấm nhuần đạo đức cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận đối với mỗi đảng viên trong Đảng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra, cũng như là để chống chủ nghĩa cá nhân.
Thứ hai, nâng cao dân trí, thực hiện và phát huy quyền dân chủ thực sự và rộng rãi, tăng cường mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Người đã chỉ rõ: “Quan tham vì dân dại”. Do thiếu hiểu biết nên nhân dân không có khả năng thực hành với tư cách của làm chủ. Ngược lại nếu họ hiểu biết nắm vững được pháp luật, nắm vững quyền làm chủ của mình, họ sẽ đấu tranh, bảo vệ quyền làm chủ của mình.
Thứ ba, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, thường xuyên đấu tranh tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đây là vũ khí sắc bén và rất cần thiết để chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chủ nghĩa cá nhân là sự biểu hiện tập trung nhất của suy thoái đạo đức, lối sống tha hóa nhân cách cộng sản, trở thành nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền. Quan niệm, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả về lý luận và thực tiễn, nhằm phòng tránh, đấu tranh hiệu quả chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng có giá trị lâu dài và tính thời sự cấp thiết. Chính vì vậy, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo quan điểm này của Người là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng với tư cách là giải pháp hàng đầu ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống trong nội bộ Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XII).

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

KIÊN QUYẾT BẢO VỆ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRƯỚC SỰ CHỐNG PHÁ CỦA KẺ THÙ

        Trước, trong và sau kỳ họp thứ 8, BCHTW Đảng khóa XII, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách hòng xuyên tạc, chống phá ý chí, quan điểm của Đảng ta về "Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển". Kẻ thù cho rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam đang gián tiếp hà hơi, tiếp sức cho các nhà đâu tư nước ngoài hủy hoại môi trường biển, làm suy kiệt nguồn tài nguyên biển...(Nhà đâu tư Formosa- Hà Tĩnh). Khẳng định, những lời đơm đặt trên là sai sự thật, phủ nhận nỗ lực của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương và thiện chí của các nhà đầu tư với Việt Nam; phủ nhận quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ môi trường.
       Nghị quyết về "Chiến lược phát triển kinh tế biển..." là hướng đi đúng đắn, phù hợp với đặc thù điều kiện Việt Nam, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Theo đó, nghị quyết đặt mục tiêu tới năm 2020, đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo; tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân các tỉnh, thành phố ven biển ngày càng cao; đóng góp các ngành kinh tế biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước, đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước. Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, nhất là chất thải nhựa đại dương; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với xây dựng xã hội gắn kết hài hòa với biển.
Bên cạnh đó, theo Tổng bí thư, nghị quyết đặt ra mục tiêu, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế. Cùng đó, nghị quyết cũng chỉ rõ, trong bối cảnh thế giới đang thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam.
       Trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế để thực hiện có hiệu quả./.
                                                                  

KHÔNG ĐỂ THẾ LỰC XẤU XUYÊN TẠC QUY ĐỊNH NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ CẤP CAO

        Hội nghị Trung ương 8, khóa XII cho rằng, quy định nêu gương của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có vị trí ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nên phải có cách viết trong sáng, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, không để các thế lực xấu xuyên tạc, kích động chống phá. Bởi thực tế cho thấy, thời gian vừa quan, kẻ thù luôn tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn đe hèn với những ngôn từ xảo chá, bịa đặt hòng hạ bệ uy tín, thanh danh của các đồng chí cán bộ cấp cao trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc Hội nước ta, gây hoài nghi trong nội bộ, làm hoang mang dư luận, hướng tới mất niềm tin trong nhân dân.
      Phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư 8 khóa XII chiều 06/10/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị lần này, T.Ư đã thống nhất cao việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên T.Ư Đảng. Theo đó, T.Ư cơ bản thống nhất với các nội dung trong dự thảo Quy định và giao Bộ Chính trị tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp bằng văn bản của T.Ư để hoàn thiện và sớm ban hành quy định. “T.Ư nhấn mạnh, nếu gần 200 Ủy viên T.Ư khóa XII, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư”.
       Tuy nhiên, Tổng bí thư cho biết, quy định phải có cách viết rất trong sáng, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, không để cho các thế lực xấu, thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động chống phá. Tại buổi họp báo sau đó, ông Vũ Thanh Sơn, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức T.Ư cũng cho hay, đây là vấn đề khó, nhạy cảm và rất phức tạp. Do đó, cơ quan chủ trì là Ban Tổ chức T.Ư rất thận trọng trong nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi trong T.Ư và nhân dân để tiếp tục hoàn thiện quy định trước khi ban hành chính thức./.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Nguyễn Hồn Việt – xuyên tạc bản chất lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

          Trong thời gian gần đây trên trang danlambao có đăng bài viết “Cơ chế Cộng sản và cái thòng lọng” của Nguyễn Hồn Việt. Nội dung bài viết đã cố tình xuyên tạc bản chất, truyền thống tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, lấy lại uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
            Trước hết, Nguyễn Hồn Việt đã trì triết, trách móc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người chuyên quyền, độc đoán, thâu tóm hết quyền lực vào trong tay để trù dập, ức hiếp, bắt các tầng lớp nhân dân phải làm theo mình, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức.
            Nguyễn Hồn Việt nói: Biểu hiện con đường hiện nay ông ta đang đi rõ ràng sẽ trở thành Tần Thuỷ Hoàng. Đốt sách của trí trí thức, điển hình là cuốn sách của ông Chu Hảo đã được xuất bản thời gian qua. Đàn áp trí thức, để mất biên cương, biển đảo… Rõ ràng đây là những luận điệu hết sức phản động, xuyên tạc sự thật lịch sử, xuyên tạc bản chất tốt đẹp con người Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, một con người hội tụ một cách dung dị và sinh động hình ảnh một người Việt Nam: Khiêm cung, nhân hoà, bao dung, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói: Mình có thế nào, không cần phải nói thêm, cứ hành động, cứ sống và làm việc. Nhà báo Nhị Lê cũng viết: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện: Tầm nhìn, sự kiên định và sự thích ứng. Đó là ba tư chất chính trị và trí tuệ quan trọng bậc nhất, mà tôi cảm nhận từ Tổng Bí thư. Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết, không tư lợi cá nhân, sống giản dị, gần gũi, thanh đạm với nhân dân và những hành động, việc làm của Tổng Bí thư, chủ tịch nước luôn nhận được sự đồng tỉnh, ủng hộ, tin tưởng của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong xã hội, tạo được niềm tin vững chắc cho quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước.
            Để lãnh đạo, quản lý đất nước Đảng ta đã không ngừng mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Đảng ta đều có những cơ chế, chính sách đúng đắn, hợp lý để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện cho họ cống hiến, phát triển cho xã hội. Đặc biệt, với đội ngũ trí thức, Đảng ta nhấn mạnh: Đối với trí thức, phát huy năng lực, trí tuệ, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài. Khuyến khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức trong công cuộc phát triển đất nước.
            Thực tiễn đã chứng minh Đảng ta đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức như: Chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức; chính sách tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức và chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều giải thưởng quốc gia và của các ngành, các lĩnh vực, việc phong tặng các chức danh khoa học, các danh hiệu cao quý cho trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ,... đã được thực hiện  tạo sự khích lệ, động viên tinh thần đối với trí thức, đã góp phần phát huy tiềm năng và nội lực của đội ngũ trí thức trong hoạt động thực tiễn của đất nước. Đồng thời, cũng khẳng định rõ quan điểm, thái độ của Đảng xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, kỷ luật đảng đối với những trí thức đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc, nói và làm trái với điều lệ, cương lĩnh của Đảng.
            Do đó, việc Đảng ta thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo là đúng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm và đúng theo quy định của Đảng trên cơ sở “chứng cứ đến đâu, kết luận đến đấy, không suy diễn”. Ông Chu Hảo là đảng viên trí thức nhưng “vô tổ chức, vô kỷ luật”, ông “lẩn tránh” không dám đối mặt với sự thật, không đến kiểm điểm ở các tổ chức đảng mà còn có hành vi chống đối, thách thức. Những hành động, việc làm của ông không những ảnh hưởng đến uy tín của Đảng mà còn gây bất bình, phẫn nộ trong toàn xã hội.
            Thứ hai, Đảng ta luôn là khối đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động cách mạng
            Nguyễn Hồn Việt xuyên tạc rằng: Cơ chế Cộng sản chẳng khác nào cái thòng lọng tự xiết cổ, ai có quyền lực thì đều có quyền phán xét, thoái mạ, quyết định số phận của những người không thuộc phe nhóm của mình. Sự thật lịch sử của đất nước đã và đang diễn ra đã bác bỏ hoàn toàn cho những nhận định hết sức mơ hồ, ảo tưởng, mang tính áp đặt chủ quan của Nguyễn Hồn Việt. Bởi, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đất nước Đảng ta đã không ngừng giữ vững, mở rộng và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, tạo thành những đợt sinh hoạt chính trị xã hội rộng khắp để tăng thêm uy tín, niềm tin của Đảng với nhân dân. Mỗi một chủ trương, đường lối, quyết sách, dự luật của Đảng trước khi được đưa ra đều có sự bàn bạc, thảo luận một cách kỹ lưỡng, chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng quy trình dân chủ, công khai, minh bạch. Nhờ đó, Đảng ta đã dẫn dắt toàn thể dân tộc vượt qua biết bao sóng to, gió cả giành được những thắng lợi huy hoàng, rực rỡ trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước. Chính sự gặp gỡ, giao thoa giữa ý Đảng, lòng dân là cội nguồn, sức mạnh tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong toàn thể dân tộc, đã góp phần làm nên những thắng lợi trong sự nghiệp dựng xây, kiến thiết đất nước, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mình, đưa những chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, ghi đậm dấu ấn, chiến công của những nỗ lực, cố gắng quyết tâm cao trong bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng mà ông cha đã giành được.
            Với năng lực thực tiễn của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là chính Đảng duy nhất có đủ uy tín, niềm tin để lãnh đạo đất nước, thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc, năm châu thế giới. Do vậy, kẻ thù dù có lắm mưu, nhiều kế đến đâu cũng không thể lừa phỉnh, đánh lừa được những cán bộ, đảng viên chân chính một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đem lại sự ổn định, phát triển bền vững cho đất nước.


Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Phạm Trần lại phủ nhận cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta

        Trong những ngày gần đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hàng loạt các quyết định về việc kỷ luật đối với những sai phạm của các cá nhân, tổ chức có những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành cơ quan để thất thoát tài sản của Nhà nước trên các phương tiện thông tin truyền thông khác nhau. Những tín hiệu đó cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng đã thể hiện bằng những hành động cụ thể, lấy lại niềm tin của nhân dân, thực sự đưa cuộc chiến chống tham nhũng trở thành phong trào, thành xu thế của toàn xã hội. Tuy nhiên, các thế lực phản động, bất đồng chứng kiến đã không thừa nhận hành động đó mà tìm mọi cách phủ nhận, xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng trước cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong số đó là Phạm Trần với bài viết “Đảng bị cảnh cáo: Sẽ mất lãnh đạo nếu thua tham nhũng” đăng trên trang danlambao ra ngày 22 tháng 11 năm 2017. Xin được chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về quyết tâm chính trị của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng. 
Thứ nhất, Phạm Trần cho rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta sẽ không đem lại kết quả như mong muốn
Phạm Trần cho rằng: Công tác kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo từ Trung ương về cơ sở như trò diễn kịch bôi bác và hình thức, hàng năm cứ kê khai mà không phát hiện được nguồn gốc của tài sản giá trị hàng chục tỉ bạc thì kê khai làm gì cho tốn công, tốn của. Thực tiễn cho thấy, việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên đã giúp Đảng, Nhà nước và các cơ quan, chức năng ban ngành có liên quan kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong kê khai tài sản; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định”.
Gần đây, dư luận cũng băn khoăn về khối lượng tài sản “khủng” của một số cán bộ là thứ trưởng, người đứng đầu chính quyền địa phương mà báo chí phản ánh; việc giải trình của những người liên quan đều cho rằng đã thực hiện kê khai tài sản đầy đủ, đúng quy định. Song, nhiều ý kiến chưa đồng tình và đề nghị các cơ quan chức năng cần kiểm tra để làm rõ nguồn gốc số tài sản đó. Nếu là tài sản chính đáng, thì minh oan cho cán bộ đó, nếu không chính đáng thì phải điều tra, xử lý đúng pháp luật. Quá trình kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, các cơ quan liên quan đã phát hiện ra những sai phạm của các cá nhân, tổ chức chậm tổ chức kê khai; không kê khai, kê khai không trung thực; không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm, hoặc tẩu tán tài sản khi kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Vì vậy, quy định số 85-QĐ/TW, ngày 23-5-2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, kỳ vọng vào tinh thần quyết tâm của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã và đang giành được những thắng lợi nhất định
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem tham ô, tham nhũng, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của các nhà nước. Người nhấn mạnh: “Tham ô là trộm cắp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, lãng phí không chỉ làm suy giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống mọi mặt của nhân dân lao động, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng cầm quyền. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định và quyết tâm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định “không tồn tại vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng”. Những kết luận đánh giá sai phạm chặt chẽ, thể hiện sự nghiêm minh trong thời gian qua của Ủy ban kiểm tra Trung ương đã chứng minh rằng: Không có chuyện hạ cánh an toàn. Không có chuyện thế lực ngầm. Nhiều cán bộ sai phạm bị xử lý theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước như: vụ Trịnh Xuân Thanh, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ và bí thư Thành uỷ thành phố Đà Nẵng, Châu Thị Thu Nga, Giám đốc Sở Tài nguyên, môi trường tỉnh Yên Bái… Những hành động quyết liệt trên cho thấy sự đồng lòng và quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người tiên phong đi đầu đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh chống tham nhũng và là minh chứng cụ thể cho quan điểm không có “vùng cấm” trong xử lý các vụ tham nhũng, thể hiện nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, xóa đi những “thành ngữ” như “hạ cánh an toàn”, “tắm từ vai tắm xuống”.
Măc dù, cuộc đấu tranh này còn nhiều khó khăn, gian khổ, chông gai ở phía trước nhưng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật không che giấu khuyết điểm vì sự hưng thịnh, tồn vong của chế độ nhất định cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn. Những lời lẽ và dẫn chứng của Phạm Trần dù có tinh vi, sảo quyệt thế nào đi chăng nữa thì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta vẫn luôn nhận được sự đồng hành, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất định thành công, nhất định thắng lợi.


Chiến thắng ngày 07-01-1979 - sức mạnh vĩ đại của truyền thống đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Campuchia



Trước tình thế cấp bách liên quan đến vận mệnh sống còn dân tộc, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã kêu gọi Việt Nam chi viện tiêu diệt chế độ Pôn Pốt - Iêng Xary, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Đáp lời kêu gọi cấp thiết đó, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp cùng LLVT cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phản công và tiến công giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia, rồi giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7-1-1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17-1-1979), giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng lại đất nước, trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Chiến thắng ngày 07-01-1979 đã kịp thời cứu nguy dân tộc Campuchia. Nhân dân Campuchia đã đóng lại trang đen tối nhất trong lịch sử của mình và mở ra một thời kỳ mới độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội, góp phần tích cực vào hòa bình và an ninh ở khu vực. Ngày 07-01-1979 đã trở thành mốc son lịch sử của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc, luôn giúp đỡ vô tư, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Campuchia.
Đánh giá về vai trò của Quân tình nguyện Việt Nam đối với chiến thắng 07-01-1979, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen trong chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây, khẳng định vai trò quyết định của Việt Nam trong việc giúp đỡ Campuchia là một sự thật không thể phủ nhận. Nếu không có chiến thắng 07-01-1979, nếu không có sự hỗ trợ từ Quân tình nguyện Việt Nam cũng như sự giúp đỡ, ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong suốt 10 năm (1979-1989) thì người dân và đất nước Campuchia không thể hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay, đặc biệt là sau ngày giải phóng, Campuchia phải đối mặt với 2 vấn đề lớn là tái thiết đất nước song song với ngăn chặn sự quay lại của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Thời gian trôi đi, nhưng vết thương và tội ác chiến tranh do tập đoàn Pol Pot Ieng Sary gây ra vẫn khó có thể phai mờ theo thời gian, tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng ngày 07-01-1979 mãi mãi đọng lại trong tâm trí của người dân Việt Nam, Campuchia cũng như nhân loại tiến bộ trên thế giới. Thắng lợi vĩ đại ấy một lần nữa thể hiện sự gắn bó thủy chung, trọn nghĩa, vẹn tình và sức mạnh vĩ đại của truyền thống đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Campuchia.
Ngày nay, trong điều kiện quốc tế mới có nhiều phức tạp, mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia sẽ được tiếp thêm sức mạnh từ những truyền thống vốn có từ lâu đời trong lịch sử. Quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ của tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau vì sự phát triển và phồn vinh của mỗi nước cũng như sự ổn định, hòa bình trong khu vực và trên thế giới.