Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Phạm Trần lại phủ nhận cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta

        Trong những ngày gần đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hàng loạt các quyết định về việc kỷ luật đối với những sai phạm của các cá nhân, tổ chức có những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành cơ quan để thất thoát tài sản của Nhà nước trên các phương tiện thông tin truyền thông khác nhau. Những tín hiệu đó cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng đã thể hiện bằng những hành động cụ thể, lấy lại niềm tin của nhân dân, thực sự đưa cuộc chiến chống tham nhũng trở thành phong trào, thành xu thế của toàn xã hội. Tuy nhiên, các thế lực phản động, bất đồng chứng kiến đã không thừa nhận hành động đó mà tìm mọi cách phủ nhận, xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng trước cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong số đó là Phạm Trần với bài viết “Đảng bị cảnh cáo: Sẽ mất lãnh đạo nếu thua tham nhũng” đăng trên trang danlambao ra ngày 22 tháng 11 năm 2017. Xin được chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về quyết tâm chính trị của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng. 
Thứ nhất, Phạm Trần cho rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta sẽ không đem lại kết quả như mong muốn
Phạm Trần cho rằng: Công tác kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo từ Trung ương về cơ sở như trò diễn kịch bôi bác và hình thức, hàng năm cứ kê khai mà không phát hiện được nguồn gốc của tài sản giá trị hàng chục tỉ bạc thì kê khai làm gì cho tốn công, tốn của. Thực tiễn cho thấy, việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên đã giúp Đảng, Nhà nước và các cơ quan, chức năng ban ngành có liên quan kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong kê khai tài sản; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định”.
Gần đây, dư luận cũng băn khoăn về khối lượng tài sản “khủng” của một số cán bộ là thứ trưởng, người đứng đầu chính quyền địa phương mà báo chí phản ánh; việc giải trình của những người liên quan đều cho rằng đã thực hiện kê khai tài sản đầy đủ, đúng quy định. Song, nhiều ý kiến chưa đồng tình và đề nghị các cơ quan chức năng cần kiểm tra để làm rõ nguồn gốc số tài sản đó. Nếu là tài sản chính đáng, thì minh oan cho cán bộ đó, nếu không chính đáng thì phải điều tra, xử lý đúng pháp luật. Quá trình kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, các cơ quan liên quan đã phát hiện ra những sai phạm của các cá nhân, tổ chức chậm tổ chức kê khai; không kê khai, kê khai không trung thực; không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm, hoặc tẩu tán tài sản khi kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Vì vậy, quy định số 85-QĐ/TW, ngày 23-5-2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, kỳ vọng vào tinh thần quyết tâm của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã và đang giành được những thắng lợi nhất định
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem tham ô, tham nhũng, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của các nhà nước. Người nhấn mạnh: “Tham ô là trộm cắp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, lãng phí không chỉ làm suy giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống mọi mặt của nhân dân lao động, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng cầm quyền. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định và quyết tâm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định “không tồn tại vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng”. Những kết luận đánh giá sai phạm chặt chẽ, thể hiện sự nghiêm minh trong thời gian qua của Ủy ban kiểm tra Trung ương đã chứng minh rằng: Không có chuyện hạ cánh an toàn. Không có chuyện thế lực ngầm. Nhiều cán bộ sai phạm bị xử lý theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước như: vụ Trịnh Xuân Thanh, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ và bí thư Thành uỷ thành phố Đà Nẵng, Châu Thị Thu Nga, Giám đốc Sở Tài nguyên, môi trường tỉnh Yên Bái… Những hành động quyết liệt trên cho thấy sự đồng lòng và quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người tiên phong đi đầu đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh chống tham nhũng và là minh chứng cụ thể cho quan điểm không có “vùng cấm” trong xử lý các vụ tham nhũng, thể hiện nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, xóa đi những “thành ngữ” như “hạ cánh an toàn”, “tắm từ vai tắm xuống”.
Măc dù, cuộc đấu tranh này còn nhiều khó khăn, gian khổ, chông gai ở phía trước nhưng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật không che giấu khuyết điểm vì sự hưng thịnh, tồn vong của chế độ nhất định cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn. Những lời lẽ và dẫn chứng của Phạm Trần dù có tinh vi, sảo quyệt thế nào đi chăng nữa thì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta vẫn luôn nhận được sự đồng hành, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất định thành công, nhất định thắng lợi.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét