Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

XÉT XỬ 20 NGƯỜI GÂY RỐI Ở ĐỒNG NAI VÀ NGHĨ SUY VỀ LUẬT BIỂU TÌNH

Ngày 30/7, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên hình sự sơ thẩm, xét xử 20 người về tội Gây rối trật tự công cộng. Trong số bị cáo có 7 nam và 13 nữ, ở độ tuổi từ 18-44 tuổi. Đây là những đối tượng có các hành vi quá khích, tụ tập gây rối trong ngày 10/6/2018 trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Tuy nhiên, trên các trang mạng phản động trong và ngoài nước đã đăng tải nhiều bài viết tuyên truyền xuyên tạc, cho rằng “Việc gây rối trong cuộc biểu tình đó, thì trách nhiệm ở thuộc về lực lượng công an, vì họ có nhiệm vụ phải giữ gìn trật tự cho cuộc biểu tình”. Đây là những luận cứ hết sức phản động, đi ngược lại lợi ích chung của toàn dân tộc.
       Biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013. Điều đó đã cho thấy Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn tôn trọng và đảm bảo cho mọi người dân đều có thể thực hiện đầy đủ quyền của mình. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam hiện nay đang phát triển kể cả kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và vị thế ngoại giao. Nếu ban hành Luật biểu tình, Luật Hội nhóm vào trong thời điểm này là chưa phù hợp và phải cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi lẽ, việc ban hành luật để đảm bảo quyền công dân, nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của dân và lợi ích của cả đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích: quyền của dân tham gia biểu tình, đúng pháp luật, phải tuân thủ pháp luật, mà không rối loạn đất nước.
      Bên cạnh đó, Luật biểu tình, Luật Hội nhóm ở Việt Nam là dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Việc xây dựng dự án luật được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, chặt chẽ. Hơn nữa, trong hệ thống chính trị của Việt Nam còn có các tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc, có Hội đồng nhân dân, có chính quyền địa phương và Luật khiếu nại, Luật tố cáo. Đây chính là cơ sở quan trọng để người dân có thể bày tỏ nguyện vọng chính đáng của bản thân; phản ánh những vấn đề tiêu cực, bức xúc của người dân trong xã hội, đồng thời cũng là kênh thông tin quan trọng để người dân tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện đất nước. Việc các tổ chức phản động cho rằng việc cho ra đời Luật Biểu tình, Luật Hội nhóm là thể hiện quyền tự do, dân chủ là không hợp lý. Bởi lẽ, tự do dân chủ ở Việt Nam hiện nay không phải là biểu tình, cái chính là làm sao chăm lo phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Đó là chưa kể vấn đề biểu tình có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia vì bị kẻ xấu lợi dụng.
      Mặt khác, chúng ta chắc hẳn chưa thể quên được trong thời gian qua, dưới danh nghĩa đòi quyền lợi cho người dân sau sự cố môi trường biển miền Trung, liên tiếp trong thời gian qua, một số kẻ lợi dụng sự cố này để tung tin kích động nhân dân, tổ chức các hoạt động gây rối ANTT, phá hoại về kinh tế, chính trị. Trong đó, với danh nghĩa đòi quyền lợi cho người dân sau sự cố môi trường biển, liên tiếp các cuộc biểu tình chống phá tại các tỉnh miền Trung và mới đây nhất là vụ đập phá tài sản, hành hung cán bộ và bao vây trụ tại Bình Thuận đã lộ rõ mưu đồ chính trị đen tối của các phần tử phản động, những kẻ cơ hội đã lợi dụng để tung tin kích động nhân dân, tổ chức các hoạt động gây rối ANTT, phá hoại về kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
     Tóm lại, có thể thấy rằng việc các trang mạng phản động kích động biểu tình thực chất chỉ là cách để chúng phô trương thanh thế, đánh bóng tên tuổi nhằm kêu gọi sự tài trợ, giúp đỡ từ các tổ chức phản động trong và ngoài nước; đồng thời lợi dụng quyền biểu tình, quyền tự do lập hội để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo, không để các đối tượng xấu lợi dụng kích động vào các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân.
K’Sor H (Tổng hợp từ Internet)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét