Phát
huy nhân tố con người là một trong những quan điểm xuyên suốt của Đảng ta
trong quá trình CNH, HĐH đất nước cũng như trong xây dựng quân đội “chính
quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”. Đảng ta đã xác định và nhiều lần tái
khẳng định: con người là “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế”, con người là “vốn quý” giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của
đất nước.
Đối với cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân
Việt nam thì việc quán triệt quan điểm tư tưởng của Đảng về nhân tố con người
và phát huy nhân tố con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là
sự khẳng định tư tưởng nhất quán của chúng ta về xây dựng Quân đội chính quy
hiện đại nhưng luôn thấm nhuần các quan điểm Mác - xít về vai trò quyết định của
nhân tố con người trong chiến tranh, về mối quan hệ biện chứng giữa con người
và vũ khí kỹ thuật, về sức mạnh tổng hợp của quân đội nhân dân..., mà còn có ý
nghĩa giáo dục rất lớn, rất hiện thời để củng cố và tăng cường hơn nữa niềm
tin tất thắng cho bộ đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, trước những
tác động tiêm nhiễm ngày càng gia tăng của quan điểm “vũ khí luận” kể từ sau chiến
tranh vùng Vịnh, chiến tranh Ban căng...
Mặt
khác, Quân đội nhân dân Việt Nam là một đội quân giàu truyền thống đánh giặc, có
ý chí quật cường, thông minh và sáng tạo... nhưng vũ khí, trang bị kĩ thuật chỉ đang trong quá trình “từng bước hiện đại” tương
ứng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước thì tư duy về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người lại
càng quan trọng hơn.
Khả
năng và mức độ phát huy nhân tố con người của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của
mỗi quân đội tất yếu phụ thuộc một cách trực tiếp vào “tiềm năng” và “nội lực”
vốn có, mà trước hết là tiềm năng và nội lực tinh thần của dân tộc đó, nhưng
giữa chúng lại không đồng nghĩa và không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với
nhau.
Nhân
tố con người là trạng thái động, trạng thái tích cực, là sự hiện hữu của tiềm năng
và nội lực và nó
chỉ được phát huy trong những điều kiện nhất định. Trong quân đội ta, điều kiện
quan trọng nhất, quyết định nhất để phát huy nhân tố con người, để biến tiềm năng
và nội lực thành hiện thực là trạng thái chính trị tinh thần của quân nhân và tập
thể quân nhân.
Chỉ
có nơi nào mà trạng thái chính trị tinh thần của họ thật sự tích cực và lành mạnh
thì ở đó mới phát huy được nhân tố con người một cách đúng hướng, ở đó, cán
bộ, chiến sĩ mới thật sự hăng hái tích cực đem hết tinh thần và nghị lực phục vụ
Đảng, phục vụ nhân dân và mới cảm nhận hết niềm vinh quang, kiêu hãnh là “Bộ
đội Cụ Hồ”. Và cũng chỉ trong trạng thái ấy, các quân nhân mới không bị chiến
tranh tâm lí của kẻ thù tha hoá về tinh thần, thao túng về ý thức.
Mặt
khác, nhân tố con người là tổng hợp sức mạnh của cả thể chất lẫn tinh thần
- tâm lý, trong đó thể chất là yếu tố “tĩnh” và giới hạn hơn nhiều so với tính
năng động và phong phú, phức tạp của yếu tố tinh thần. Do đó, phát huy nhân tố
con người trong quân đội ta nói chung, trong mỗi đơn vị nói riêng phải chủ yếu
hướng vào phát huy nhân tố tinh thần của cán bộ, chiến sĩ,
phát huy ở họ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu, trong quản lí và phát triển cải biến vũ khí, trang thiết bị quân sự; trong
tổ chức đời sống hàng ngày. Điều đó cũng chứng tỏ vai trò cực kỳ to lớn của trạng
thái chính trị tinh thần của quân đội trong chiến tranh hiện đại. Nếu không xây
dựng tốt trạng thái này thì chưa thể nói tới phát huy nhân tố con người, không
thể xây dựng được ý chí quyết chiến quyết thắng và khi đưa trang thiết bị kỹ
thuật mới vào có thể nảy sinh các hiệu ứng ngược như: ngại học tập, coi thường
kết quả lao động của các nhà khoa học và những người sáng chế.
Trạng
thái chính trị tinh thần là mức độ tích cực về mặt chính trị tinh thần của “Bộ
đội Cụ Hồ” trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Giữa thời
chiến và thời bình, trạng thái ấy có những thay đổi về thứ bậc của các mặt biểu
hiện, sự phát triển về nội dung, nhưng bản chất thì không thay đổi. Ngày nay,
trạng thái chính trị tinh thần được biểu hiện trước hết ở thái độ và trách nhiệm
của các sĩ quan và chiến sĩ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, trước các tác
động nhiều chiều của xã hội, trước các thời cơ và thách thức; ở thái độ của họ đối với mục đích và phương thức bảo vệ Tổ quốc trong hoàn cảnh quốc tế và đất
nước có sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội; đồng
thời còn được biểu hiện trong các quan hệ nội bộ, đặc biệt là quan hệ cán binh,
trước các biến đổi phức tạp về giá trị và định hướng giá trị trong một môi trường
văn hoá đa dạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét