Thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử
phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Đoan Trang, kẻ được các thế lực phản động, thù địch
tung hô là nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, đấu tranh cho các quyền tự do dân
chủ, tự do báo chí ở Việt Nam, là tù nhân lương tâm...về tội “Tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và tuyên phạt giữ nguyên mức án 9 năm tù đối với
bị cáo này, y án bản án sơ thẩm
Lợi dụng sự kiện này các thế lực thù địch, phải động và nhiều tổ chức quốc
tế đã lên tiếng “kêu oan” và đưa ra rất nhiều các bài viết tô vẽ hình tượng, tạo
dụng một bị cáo luôn giữ vững chí khí, cho rằng bị cáo không phạm tội và đòi trả
tự do ngay lập tức cho đối tượng này. Trong đó phải kể đến cơ quan ngoại giao của
một số quốc gia như Mỹ, EU và các tổ chức phóng viên không biên giới (RSE), Ủy
ban bảo vệ ký giả (CPJ)...đại diện các cơ quan tổ chức này cho rằng việc bắt giữ
bị cáo là “một mô hình đáng báo động về việc bắt giữ và kết án các cá nhân ở Việt
Nam vì đã bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa”, trước đó họ cũng đã trao cho bị cáo
cái gọi là “Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) năm 2022”; họ còn tỏ ra
bất bình trước bản án của bị cáo và trao các giải thưởng vinh danh , kêu gọi
các nước gây sức ép yêu cầu trả tự do cho đối tượng này.
Rõ ràng, lợi dụng sự kiện này các đối tượng thù địch, chống phá, kể cả cơ
quan ngoại giao một số nước, một số tổ chức đã đưa ra những thông tin sai lệch,
những tuyên bố, lời kêu gọi phi thực tế, cố tình xuyên tạc sự thật, bêu xấu, chỉ
trích nền tư pháp, chỉ trích Đảng và nhà nước Việt Nam dưới chiêu bài dân chỉ,
nhân quyền, tự do báo chí...mà cố tình phớt lờ hoặc né tránh một sự thật là bị
cáo Phạm Đoan Trang đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Hành vi vi phạm
pháp luật của bị cáo đã thể hiện trên thực tế được các cơ quan tố tụng điều tra
làm rõ: bị cáo đã có những hành vi làm, tàng trữ, lưu hành sách, tài liệu, các
bài viết có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bị cáo còn có những hành động trả lời phỏng vấn truyền
thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong dư luận và nhân dân. Những hành vi
phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi
cố ý xâm phạm chế độ và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm
đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân đối tượng có trình độ nhận
thức cao, biết được hậu quả của hành vi đối với xã hội, song vẫn cố tình thực
hiện đến cùng. Hành vi vi phạm Phạm Đoan Trang là rõ ràng, không thể chối cãi.
Việc lợi dụng vụ án để xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt, đả kích hệ thống tư pháp và
Đảng, Nhà nước Việt Nam vừa thể hiện sự mơ hồ, thiếu hiểu biết, sự thiển cận của
các đối tượng trên về thực tiễn Việt Nam, vừa thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm
của các cơ quan ngoại giao của một số nước trong thực hiện các quy tắc ứng xử, can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những tuyên bố, những lời kêu gọi phi
thực tế, mơ hồ đó giờ đây không còn là mới mẻ, không thể đánh lừa, kích động được
những người dân Việt Nam có hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà nó như là một câu chuyện hài hước về
những kẻ xấu, có dã tâm thâm độc nhưng lại thiếu hiểu biết như kiểu “ếch ngồi
đáy giếng”. Những luận điều này là vô giá trị và cần lên án, phê phán và bác bỏ.
VT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét