Tình hình chính trị thế giới có những diễn
biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi quá trình “hậu
khủng hoảng”. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản, nền kinh tế
nước ta đang phát triển chậm lại, đời sống xã hội có những vấn đề nổi cộm.
Trong khi đó, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ đi
vào chiều sâu; an ninh biển đảo đang đứng trước những thách thức to lớn; các thế
lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta. Tình hình đó đặt
ra những trách nhiệm nặng nề đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, trong đó cuộc đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch càng trở thành một trong những nhiệm
vụ trọng yếu. Để thực hiện tốt trọng trách này, vấn đề nhận diện các loại quan
điểm sai trái, thù địch là hết sức cần thiết.
Những
quan điểm sai trái do các thế lực thù địch tác động tuyên truyền
Sau nhiều
thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, Mỹ và các
thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không
thay đổi của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, "phi
chính trị hóa", vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ nhà nước XHCN
ở Việt Nam.
Tấn
công vào nền tảng tư tưởng của chúng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Các nhà tư tưởng chống cộng, chống CNXH phê phán, đả kích tới tấp vào CN
Mác-Lênin hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của chúng ta và đẩy chúng ta đi
chệch quỹ đạo của CNXH. Các thế lực thù địch tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ
chủ nghĩa Cộng sản như: du nhập CN Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử,
chỉ đưa đến tai họa vì CN Mác-Lênin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống
dân tộc. Phủ định nền tảng tư tưởng: phủ định học thuyết Mác-Lênin, cho là học
thuyết Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, …
*
Những quan điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội
chính trị, bất mãn gây ra
Một số đối tượng lá mặt, lá trái cơ hội
chính trị, số phần tử bất mãn, cực đoan quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng
những thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại bí mật cộng
tác với những phần tử bất mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Số đối tượng này tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài
nói xấu chế độ, chống phá Nhà nước Việt Nam. Những bài viết được tung lên
Internet có nội dung tuyên truyền những quan điểm phản động, cực đoan. Chính số
đối tượng ở trong nước, những phần tử bất hảo nói trên đã tham gia cộng tác viết
bài, cung cấp thông tin, gửi thư kiến nghị đưa lên mạng gây ảnh hưởng xấu xung
quanh việc ta bắt giữ các đối tượng có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia như
Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Phạm Quế Dương, Cù Huy Hà Vũ...
*
Những quan điểm sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị kém
So với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn
là một nước nghèo và kém phát triển, sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế còn
chưa cao. Trong lĩnh vực xã hội, còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp
tục quan tâm giải quyết. Điều đó đã tác động, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh xã
hội, làm ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên của nhân dân.
Mặc dù đời sống tinh thần và vật chất của
nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, nhưng tâm trạng của một bộ phận nhân dân
chưa thật vui, chưa thật phấn khởi, không ít những hiện tượng bất ổn khác làm
cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ như: sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp
dân cư, các vùng miền, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa nông thôn
và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng ngày càng nới rộng. Lĩnh vực công tác
tư tưởng, văn hóa vẫn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, đôi khi còn tỏ ra
chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, chưa làm sáng tỏ được những vấn đề
do thực tiễn đất nước đặt ra để định hướng tư tưởng và thực tiễn, ngay cả trên
nhiều vấn đề rất cơ bản. Lòng tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng, vào chế độ
có phần giảm sút vì bất bình trước những bất công xã hội. Tình hình đó đã làm
khối đại đoàn kết dân tộc tuy đã được củng cố một bước song chưa bền chặt và
đang đứng trước những thách thức mới, những nguy cơ tiềm ẩn; mối quan hệ giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân tuy đã chăm lo củng cố song bắt đầu xuất hiện những hiện
tượng không thể xem thường.
Các thế lực thù địch đã kích động các dân
tộc thiểu số đi theo tiếng gọi của thần thánh hoặc lịch sử, lợi dụng tín ngưỡng
tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội. Đối với người dân tộc thiểu số, họ luôn bị tư tưởng
hẹp hòi kích động, dẫn đến nhận thức sai lệch trong một số vấn đề như: họ phải
có đức tin riêng, có cuộc sống riêng, người Kinh là những kẻ cướp đất, cướp miếng
ăn của họ. Từ cách nhìn sai lệch dễ nảy sinh quan điểm sai trái, những yếu tố
tâm lý nghi kỵ, dân tộc hẹp hòi. Do sự nhận thức yếu kém cộng với sự kích động
thù địch trong và ngoài nước, một số đồng bào dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã
gây mất trật tự trị an, đập phá cơ sở vật chất, chống lại và hành hung người
thi hành công vụ; một số người còn trốn, đi theo Fulro ra nước ngoài làm tay
sai cho chúng.
HĐ11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét