Hành
vi tự sát là một trong những nguyên nhân gây tử vong khá thường gặp. Nguyên
nhân này dẫn đến những thiệt hại về con người không hề nhỏ. Vì những lý do chủ
quan và khách quan mà con người đã có hành vi nguy hiểm này.
Hành
vi tự sát được hiểu là khi một người vốn có ý
định tự tử. Sau một thời gian nhất định, người đó sẽ có những hành động thực tế
cho ý định tự sát. Mục đích cuối cùng là tìm đến cái chết, tự mình giết chết bản
thân mình. Đây không
phải là một bệnh tâm thần. Mà nó là một hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn của các
rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Bao gồm: Trầm cảm nặng; Rối loạn lưỡng cực; Stress sau sang chấn; Rối
loạn nhân cách ranh giới; Tâm thần phân liệt; Rối loạn sử dụng chất kích
thích; Rối loạn lo âu và rối loạn ăn uống như chứng ăn vô độ và chán ăn tâm
thần. Ngoài
ra, hành vi này cũng có thể xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột nhất thời.
Cũng có thể do không kiểm soát được bản thân, cảm xúc, xảy ra trong một số tình
huống như: Mất mát người thân; Túng quẫn do nợ nần; Buồn vì chuyện tình cảm; Thất
bại trong công việc,…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có gần 800.000 người chết do
tự tử mỗi năm. Cứ mỗi lần tự tử lại có thêm nhiều người cố gắng tự tử mỗi năm.
Nỗ lực tự tử trước đó là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến tự tử trong dân
số nói chung. Tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi. Có 79% số vụ tự tử trên toàn cầu
xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tự sát và các hành vi tự sát thường xảy ra ở những người có một
hoặc nhiều điều sau đây:
- Rối loạn lưỡng cực.
- Rối loạn nhân cách thể bất định.
- Phiền muộn, lo âu quá mức.
- Sử dụng ma túy hoặc rượu.
- Rối loạn stress sau sang chấn.
- Tâm thần phân liệt.
- Tiền sử lạm dụng thể chất, tình dục
hoặc tình cảm.
- Các vấn đề căng thẳng trong cuộc
sống. Chẳng hạn như các vấn đề tài chính hoặc mối quan hệ nghiêm trọng.
Những người muốn giành lấy cuộc sống của chính mình
thường cố gắng thoát khỏi một tình huống dường như không thể đối phó. Nhiều
người cố gắng tự tử nhằm tìm kiếm sự giải thoát khỏi: Cảm giác xấu hổ, tội lỗi hoặc
giống như gánh nặng cho người khác; Chính mình cảm thấy như một nạn nhân;
Cảm giác bị từ chối, mất mát hoặc cô đơn…
Các dấu hiệu cảnh
báo tự tử hoặc ý nghĩ tự tử bao gồm:
- Nói về vấn đề tự tử. Ví dụ: đưa ra
những lời nói như “Tôi sẽ tự sát”, “Tôi ước gì mình đã chết” hoặc “Tôi không
muốn sống nữa”,…
- Có được các phương tiện để tự lấy
mạng sống của mình, chẳng hạn như mua thuốc trừ sâu, thuốc tây,…
- Rút lui khỏi tiếp xúc xã hội và muốn
được ở một mình.
- Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như cảm
xúc dâng cao vào một ngày nào đó và chán nản sâu sắc vào ngày tiếp theo.
- Lo lắng về cái chết, chết chóc hoặc
bạo lực.
- Cảm thấy bị bế tác hoặc tuyệt vọng về
một hoàn cảnh nào đó.
- Tăng tần suất sử dụng rượu hoặc các
chất ma túy.
- Thay đổi
thói quen bình thường, bao gồm cả thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ.
- Làm những việc mạo hiểm hoặc tự hủy
hoại bản thân, chẳng hạn như sử dụng ma túy hoặc lái xe ẩu.
- Cho đi đồ đạc hoặc sắp xếp công việc
khi không có lời giải thích hợp lý nào khác cho việc này.
- Chào tạm biệt mọi người như thể họ sẽ
không gặp lại.
- Thay đổi tính cách phát triển hoặc lo
lắng hoặc kích động nghiêm trọng. Đặc biệt là khi gặp một số dấu hiệu cảnh báo
được liệt kê ở trên.
Các dấu hiệu cảnh báo không phải lúc nào cũng rõ ràng
và chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người nói rõ ý định của họ, trong
khi những người khác giữ bí mật về suy nghĩ và ý định muốn tự tử.
Nếu chúng ta nghi ngờ rằng người thân hay bạn bè của mình có thể đang cân nhắc việc tự
tử, hãy nói chuyện với họ về những lo lắng của mình. Chúng ta có thể bắt đầu
cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi theo cách không phán xét và không đối
đầu.
Nói chuyện cởi mở và đừng ngại hỏi những câu hỏi ngắn, trực tiếp. Trong cuộc trò
chuyện, hãy đảm bảo rằng bản thân mình:
- Bình tĩnh và nói với giọng trấn an.
- Thừa nhận rằng cảm xúc của họ là
chính đáng.
- Cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích.
- Nói với họ rằng có sự giúp đỡ và họ
có thể cảm thấy tốt hơn khi điều trị.
- Đồng cảm và cảm thông với họ.
- Đảm bảo không giảm thiểu các vấn đề
của họ hoặc cố gắng khiến họ thay đổi ý định. Lắng nghe và thể hiện sự ủng hộ
của mình là cách tốt nhất để giúp họ. Chúng ta cũng có thể khuyến khích họ tìm
kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể xác định liệu ai
đó có nguy cơ tự tử cao hay không. Tất cả dựa trên những triệu chứng, tiền sử
cá nhân và tiền sử gia đình của họ. Họ sẽ muốn biết khi nào các triệu
chứng bắt đầu và tần suất người đó trải qua chúng.
Đồng thời, cũng sẽ hỏi về bất kỳ vấn đề y tế nào trong
quá khứ hoặc hiện tại. Thăm dò về một số tình trạng nhất định có thể xảy ra
trong gia đình. Điều này có thể giúp họ xác định các giải thích có thể có cho
các triệu chứng. Sau đó, họ sẽ đưa ra những xét nghiệm hoặc giúp các chuyên gia
khác có thể để chẩn đoán.
Không thể ngăn chặn tự tử một cách chắc chắn, nhưng
rủi ro thường có thể được giảm thiểu với sự can thiệp kịp thời. Nghiên cứu cho
thấy rằng cách tốt nhất để ngăn ngừa tự tử là biết các yếu tố nguy cơ. Cần cảnh
giác với các dấu hiệu trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Đồng thời, nhận
ra các dấu hiệu cảnh báo tự tử và can thiệp trước khi người đó có thể thực hiện
hành vi tự tử.
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến
hành vi và suy nghĩ tự sát của ai đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều
trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc tỏ ra hiệu quả hơn cả.
Tâm lý liệu pháp là một phương pháp điều trị khả thi
để giảm nguy cơ có ý định tự tử. Liệu pháp nhận thức hành vi là một hình thức
trị liệu trò chuyện. Nó thường được sử dụng cho những người đang có ý định tự
tử.
Mục đích của phương pháp này là hướng dẫn cá nhân cách vượt qua các sự kiện và
cảm xúc căng thẳng trong cuộc sống. Khi những căng thẳng ấy có thể góp phần vào
suy nghĩ và hành vi tự sát. Phương pháp này cũng có thể giúp thay thế niềm tin
tiêu cực bằng những niềm tin tích cực. Đồng thời lấy lại cảm giác hài lòng và
lạc quan trong cuộc sống của bạn.
Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định bao gồm: Thuốc
chống trầm cảm, chống loạn thần, giải lo âu. Ngoài ra, những người có ý định
hoặc hành vi tự sát nên
thay đổi lối sống, bằng cách:
- Tránh
sử dụng, lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy.
- Tập thể
dục thường xuyên.
- Ăn uống
đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Ngủ đủ
giấc, vệ sinh giấc ngủ một cách khoa học.
Tóm lại, hành vi tự sát mang lại những thiệt hại và
mất mát không hề nhỏ. Nó ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, có thể xuất
hiện ở mọi đối tượng, mọi tầng lớp. Môi trường quân đội là môi trường đặc
thù, với tính chất, nhiệm vụ, yêu cầu đòi hỏi cao. Để nâng cao khả năng sẵn
sàng chiến đấu, chấp hành pháp luật, kỉ luật của quân đội, đơn vị, cũng như
khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác duy trì, quản lý kỉ luật
của quân nhân, chiến sĩ thuộc quyền, bảo đảm đơn vị luôn an toàn tuyệt đối về
mọi mặt. Hơn hết, mỗi người cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân cần nêu cao ý chí
quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn. Thường xuyên tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, có lối sống trong sáng,
lành mạnh, xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó, bầu không khí tích cực trong tập thể.
XT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét