Có quan điểm đồng nhất sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở
Đông Âu và Liên xô với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, sự sụp đổ của
chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội nói riêng. Từ đây, họ ca ngợi mô hình
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cho rằng chính chủ nghĩa xã hội dân chủ là mô hình
phát triển phù hợp với thế giới đương đại, vừa tích hợp được những mặt mạnh của
chủ nghĩa tư bản với mặt mạnh của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, có một số ý kiến
cho rằng những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mặc dù có những bất cập
nhất định nhưng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, những vấn đề xã hội, môi
trường thường được giải quyết tốt hơn các nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Hơn
nữa, các nước đi theo chủ nghĩa xã hội thường xảy ra tình trạng tham nhũng,
quan liêu, độc đoán. Chính tình trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán đã cản
trở xã hội phát triển lành mạnh. Họ thường đồng nhất những yếu kém, hạn chế của
chủ nghĩa xã hội hiện thực, hay những sai lầm, hạn chế của một số đảng cộng sản
để minh chứng cho sự không đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
Những loại ý kiến này đều sai lầm ở một điểm là đồng nhất một mô hình chủ
nghĩa xã hội sai lầm với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội nói chung.
Họ cố tình làm ngơ trước những thành tựu của chủ nghĩa xã hội cải cách, mở cửa,
đổi mới ở Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều
Tiên. Họ đồng nhất hiện trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán với chủ nghĩa xã
hội. Chúng ta không phủ định những hạn chế biểu hiện ở tình hình tham nhũng,
quan liêu, độc đoán ở một số nước xã hội chủ nghĩa, nhưng hiện trạng này cũng
tồn tại ở các nước tư bản phát triển, ở các nước không đi theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Dường như hiện trạng này tồn tại khá phổ biến trên thế giới,
không loại trừ quốc gia nào. Nó là căn bệnh của bộ máy quan liêu mà Đảng và Nhà
nước Việt Nam đang quyết tâm làm trong sạch.
HH11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét