Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

KHÔNG HIỂU “TÔN GIÁO LÀ THUỐC PHIỆN CỦA NHÂN DÂN”


Hiện nay, đa số chúng ta chưa hiểu cặn kẽ, và ý nghĩa sâu sắc về câu nói này của Marx. Từ nhận thức chưa đúng của mỗi người dẫn đến còn có những cấn cá, suy diễn của các thế lực xuyên tạc câu nói đó phục vụ cho mục đích của chúng; thậm chí Đảng, chính quyền các cấp hoài nghi trong xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo trong xã hội. Điển hình cho vấn đề này như việc giải quyết vụ việc đòi đất của giáo sứ Thái Hà, hà Nội; giám mục Nguyễn Đình Thuận, Đặng Hữu Nam giáo phận Quỳnh Lưu, Nghệ An…kẻ thù của nhân dân cũng lời dụng sự kém hiểu biết của một bộ phận không nhỏ nhân dân để tuyên truyền, xuyên tác chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Gần đây, ngày 07/12/2018, trang Thông luận đã đăng bài “Mê muội” cho rằng: “…Ý của Marx cho rằng niềm tin tôn giáo làm cho nhân dân mê muội. Thật sự đây là góc nhìn đầy ác cảm của Marx”…Từ dẫn luận này họ khẳng định “Có một điều ai cũng nhìn thấy, đó là những ai đặt niềm tin tuyệt đối vào Chủ nghĩa Marx – Lenin đều là những con người mê muội, độc ác và vong ân bội nghĩa”…

Vậy hiểu như thế nào về câu nói của Marx cho đúng là vấn đề rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Hiểu cho đúng giúp mỗi chúng ta bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào chính sách tôn giáo và giải quết những vấn đề cụ thể liên quan đến tôn giáo của Đảng; vừa có cơ sở để vạch trần những luận điệu xuyên tác của các thế lực phản động.

Trong Tác phẩm ”lời đầu của góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel” Marx viết: “Sự đau khổ của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự đau khổ hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự khổ đau hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”. Theo Marx, tôn giáo là chỗ dựa cho quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột trong một thế giới không có trái tim, không có tình yêu thương. Là tinh thần con người trong một xã hội đặt đồng tiền lên trên mọi giá trị đạo đức, pháp luật. Tôn giáo phản ánh sự đau khổ của hiện thực. Khi nhân dân lao động đau khổ, bị áp bức đến cùng cực, họ không thể phản kháng, họ bất lực không tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau thì tôn giáo chính là chỗ họ tìm đến để hy vọng một đấng siêu nhân nào đó ban phát cho họ cuộc sống tốt đẹp. Những hy vọng ấy là sự phản kháng yếu ớt chống lại đau khổ hiện thực.

Marx chỉ ra mặt tích cực của tôn giáo cũng đồng thời nêu rõ mặt hạn chế của nó. Tôn giáo chỉ tạm thời ru ngủ được bộ phận nhân dân, giúp họ tạm quên đi nỗi đau của sự bần cùng. nhưng khi quay trở lại với hiện thực, để giải quyết triệt để được sự đói khổ, áp bức, bất công thì chính quần chúng nhân dân mới là người có sức mạnh để giải quyết triệt để chứ không phải tôn giáo.

Trong xã hội hiện thực, còn áp bức, bóc lột, bất công, thì tôn giáo đương nhiên còn tồn tại, không thể loại bỏ nó, Chỉ khi nào xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn áp bức, bóc lột, bất công, tôn giáo sẽ tự nó mất đi.

LT.11

 

Top of Form


0 nhận xét:

Đăng nhận xét