Sau 4,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã thành công và bế mạc vào tuần qua. Thế nhưng một số đối tượng thù địch và những kẻ chống đối lại hậm hực trước kết quả của kỳ họp, đưa ra những chiêu trò xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò của Quốc hội, chia rẽ Quốc hội với Chính phủ...
Một trong những
sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri trong những ngày đầu năm mới
2022 là Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV. Phát biểu khai mạc
kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở yêu cầu cấp thiết
của đất nước và công tác chuẩn bị, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc
hội và các nghị quyết Kỳ họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã quyết
định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ nhất nhằm kịp thời xem xét, quyết định
một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách
để hỗ trợ kịp thời cho chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và chương trình
phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Trước đó, tại
cuộc họp báo về kỳ họp bất thường lần đầu tiên được tổ chức tại Quốc hội Việt
Nam, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định:
Theo quy định của pháp luật, Quốc hội có hai kỳ họp là họp thường kỳ và họp bất
thường khi cần xem xét những vấn đề cần thiết, cấp bách. Cái tên bất thường ấy
cũng gắn với yếu tố cấp bách. Trong đổi mới hoạt động Quốc hội, chúng ta phải
xem cách thức vận hành và hoạt động của nghị viện các nước cũng thế. Khi cần phải
họp để thông qua thì họ cũng đã có những hình thức như vậy.
Tổng thư ký Quốc hội cũng nêu quan điểm, Quốc hội sẽ
có thêm những kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách. Theo đó,
khi có những việc cần thiết, cấp bách, cần giải quyết sớm thì Quốc hội sẽ có
thêm những kỳ họp bất thường bên cạnh hai kỳ họp thường kỳ, với mục tiêu tối
thượng là phục vụ nhân dân, phục vụ cho phát triển đất nước, bảo đảm thể chế
hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, không bị ách tắc; thể hiện
sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật.
Thực tế, tại
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội, nhiều vấn đề cấp bách của đất nước
đã được cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân giải quyết.
Trên cơ sở
đó, các văn bản pháp quy khác của Chính phủ sẽ điều chỉnh, tạo thuận lợi tốt
hơn cho môi trường sản xuất, kinh doanh. Các nội dung cụ thể được sửa đổi, bổ
sung lần này liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị
doanh nghiệp, công tác bảo vệ an ninh mạng, thi hành án dân sự, thực hiện chính
sách xã hội hóa vào hệ thống truyền tải điện quốc gia, khuyến khích đầu tư sản
xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường... Đáng lưu ý,
luật đã tháo gỡ các thủ tục, điểm nghẽn trong hấp thụ nguồn vốn cũng như trong
các hoạt động đầu tư, kinh doanh và các hoạt động kinh tế hiện nay”.
Thực tế của kỳ
họp bất thường là vậy, cử tri và đồng bào cả nước đều có thể theo dõi các phiên
họp qua những phương tiện thông tin đại chúng với rất nhiều kênh truyền hình trực
tiếp, trực tuyến. Vậy mà vẫn có một số người lại cố tình xuyên tạc nội dung, bản
chất của kỳ họp. Họ rêu rao trên mạng xã hội, phát biểu trên một số phương tiện
thông tin đại chúng của nước ngoài rằng: “Quốc hội họp bất thường để tạo cơ sở
pháp lý cho việc tham nhũng chính sách”, “Quốc hội họp bất thường vì lợi ích
nhóm”, “Quốc hội họp bất thường có bình thường không vào lúc này?”...
Việc Quốc hội
họp bất thường đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội. Không
phải “Quốc hội họp bất thường là vi hiến”, “Quốc hội họp bất thường là trái luật”
như lý lẽ của một số người. Cũng có người cho rằng “Quốc hội họp bất thường nên
không có thời gian chuẩn bị”, “Các đại biểu Quốc hội phụ thuộc hoàn toàn vào giải
trình của ban soạn thảo khi quyết định bấm nút”... Thực tế không phải như vậy.
Vào đúng ngày kết thúc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (13-11-2021), trước những
vấn đề cấp bách đặt ra từ thực tiễn, UBTVQH đã đề nghị Chính phủ trình hồ sơ 5
nội dung để có cơ sở xem xét, đề xuất việc tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội
(ban đầu dự kiến vào cuối tháng 12-2021).
Tại kỳ họp bất
thường, với tinh thần trách nhiệm cao trước đất nước, đồng bào và cử tri, trên
cơ sở các tờ trình, báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các cơ quan của
Quốc hội, với gần 1.100 lượt đại biểu phát biểu qua 3 phiên thảo luận tổ và 3
phiên họp toàn thể trực tuyến, các đại biểu Quốc hội đã tập trung nghiên cứu,
thảo luận sôi nổi, đóng góp rất nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, chất lượng, có
tính xây dựng. “Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan có liên quan đã
nỗ lực tối đa, không quản ngày đêm trong việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy
đủ, nghiêm túc các ý kiến của đại biểu để Quốc hội xem xét, biểu quyết thông
qua 1 luật và 4 nghị quyết với sự thống nhất rất cao, góp phần vào thành công
thực chất của kỳ họp”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định như vậy
trong bài phát biểu bế mạc kỳ họp.
Ý kiến của
các chuyên gia, các nhà khoa học, đông đảo cử tri đều đánh giá thành công của kỳ
họp lần này của Quốc hội và thực tế diễn ra là minh chứng, là lời phản bác đanh
thép cho những chiêu trò xuyên tạc về Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội
khóa XV.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét