Có thể khẳng đinh rằng tham nhũng diễn ra ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan tới quản lý kinh tế, xã hội. Tham nhũng là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội với mỗi quốc gia dân tộc. Nó gián tiếp làm suy giảm cả thế và lực của mỗi nước.
Tháng 12/2003, đại diện của hơn 120 quốc gia trên
thế giới đã họp tại Mêxico để thông qua Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp
quốc. Công ước được đánh giá là bước tiến của cộng đồng quốc tế trong hợp tác
chống tham nhũng, với hơn 110 nước tham gia ký kết, trong đó có Việt Nam. Đại hội
đồng Liên hợp quốc đã lấy ngày 19-12 hàng năm làm ngày Quốc tế chống tham nhũng
để bày tỏ sự quan ngại về vấn đề tham nhũng trên toàn cầu.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công
tác phòng, chống tham nhũng của nước ta đã và đang đạt được những kết quả quan
trọng, tạo được hiệu ứng tích cực, làm tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội; được cán
bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Trước những thành quả
đó, các thế lực phản động, thù địch hết sức hậm hực, cay cú, tìm mọi cách xuyên
tạc, bôi nhọ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước
ta, chúng không chịu thừa nhận những gì Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm để
phòng, chống tệ nạn tham nhũng suốt thời gian qua.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quan
liêu tham ô, lãng phí là tội ác, phải tẩy sạch nó, phải thực hiện cần, kiệm,
liêm, chính để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm để đưa kháng chiến đến thắng
lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong, mỹ tục trong toàn dân,
toàn quốc”. Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt
công tác đấu tranh với nạn tham nhũng và đã đạt được những kết quả quan trọng,
như phát biểu của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung
ương Nguyễn Phú Trọng: “Từ sau khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, nhất là trong
nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được
lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt
được nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn
tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở
thành phong trào, xu thế”, được cán bộ, Đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ,
đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận”.
Với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ,
những năm gần đây, chúng ta đã đưa ra xét xử nhiều vụ tham nhũng, xử lý hình sự
nhiều cán bộ cao cấp, gồm cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, tướng lĩnh... Theo kết quả điều tra dư luận xã
hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành, tuyệt đại đa số người dân (93%) bày
tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay của Đảng và Nhà nước là nhiệm
vụ rất quan trọng, được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm làm trong sạch bộ
máy, tổ chức của Đảng, Nhà nước, không phải cuộc “đấu đá”, hay “thanh trừng nội
bộ” như luận điệu của các đối tượng phản động, cơ hội chính trị rêu rao hòng
làm lung lay lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Mỗi người dân, mỗi cán bộ đảng viên cần nâng cao cảnh
giác, chủ động phát hiện và có biện pháp phù hợp đấu tranh phòng chống tham
nhũng. Cần phải nhận thức rằng, tham nhũng là vấn bạn đặc biệt nguy hiểm cần phải
loại bỏ ra khỏi sự phát triển của mỗi nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét