Trong thời gian gần đây, lợi dụng
vấn đề dân chủ, và những cơ chế chính sách thông thoáng do Đảng, Nhà nước ban
hành những phần tử không có thiện trí với đất nước, lại ra sức chống phá sự
nghiệp cách mạng của nhân dân, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc,
trong số đó có Phương Thảo với bài viết “Tới
chết vẫn là người Việt Nam”.
Thoạt đầu tôi cứ tưởng Phương Thảo là người
yêu quê hương, đất nước, gắn bó với mảnh đất “chôn rau cắt rốn” của mình, có những
đóng góp nhất định cho đất nước, nhưng hoá ra tôi đã nhầm, Y đã cố tình lợi dụng
vấn đề về quốc tịch, nhập cư của công dân để bôi xấu, xuyên tạc bản chất tốt đẹp
của con người Việt Nam, quy kết cho rằng: Người Việt Nam tìm mọi cách để có được
quốc tịch nước ngoài. Sự thật có phải như vậy không? hay đó chỉ là ý đồ đen tối
của y nhằm kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ mối đoàn kết gắn bó giữa
công dân với Nhà nước.
Như chúng ta đều biết: Quốc tịch là phạm trù
chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững giữa Nhà nước và
công dân, là dấu hiệu để xác định và phân biệt công dân của nước này với nước
khác, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công
dân. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Ai cũng có quyền
có quốc tịch. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch
một cách độc đoán”. Ở Việt Nam, quyền này đã được Hiến định: “Công dân nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Hiến pháp năm
1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013). Luật đầu tiên của nhà nước ta về
quốc tịch là Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, tiếp đó là Luật quốc tịch Việt
Nam năm 1998 (thay thế Luật quốc tịch năm 1988) và hiện tại là Luật quốc tịch
Việt Nam năm 2008 (thay thế Luật quốc tịch năm 1998). Tại các Luật này đều ghi
nhận: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc
tịch.
Bên cạnh nguyên tắc trên, điều 13 cho
phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2009) thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật có hiệu lực thì phải đăng ký với
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch. Nếu không có thể bị mất quốc tịch
Việt Nam. Đến đây, thì mọi chuyện đã sáng rõ nhưng Phương Thảo đã cố
tình lập lờ, che giấu đi sự thật đó và cho rằng: công dân Việt Nam rất muốn nhập
quốc tịch nước ngoài để làm giàu cho bản thân. Y chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ
những quy định rất cụ thể, rõ ràng của luật pháp Việt Nam về những trường hợp
được công nhận quốc tịch, nhập quốc tịch, làm lại quốc tịch và những vấn đề về
công dân được quyền xuất khẩu khẩu lao động mà võ đoán quy kết như vậy.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thân thương
hình chữ S, ông cha đã phải đánh đổ bao mồ hôi sương máu nước mắt của mình mới
có được, bao người đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, tấc vàng quê hương thiêng
liêng thì không có lý do gì để họ phải rời bỏ Tổ quốc thân yêu của mình đến một
nơi xa lạ, mà ở đó không có người thân thích. Phương Thảo đã lấy hiện tượng
trong xã hội để đánh đồng với tất cả, cố tình lái sự việc đi theo hướng khác. Sự
thật lịch sử đã chứng minh, công dân Việt Nam không rời bỏ Tổ quốc, không nhập
quốc tịch sang các nước khác một cách tuỳ tiện, bừa bãi cái mà ông cho rằng: Khi
đặt chân đến vùng đất mơ ước họ sẽ sống chết để có được cái quốc tịch mới trong
tay chỉ là ý kiến cá nhân của riêng ông đâu phải của cả con người Việt Nam.
Hơn nữa, với đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối
ngoại, nước ta đã có quan hệ với hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích các tổ chức, cá
nhân ở trong và ngoài nước đầu từ vào Việt Nam ở các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội cũng được phát triển, mở rộng. Không chỉ có kiều bào ta ở nước
ngoài được quyền nhập quốc tịch về Việt Nam, mà những người nước người cũng có
thể nhập quốc tích vào Việt Nam, trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán và
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã
chứng minh, có rất nhiều người nước ngoài đã tìm đến Việt Nam để đầu tư sản xuất
kinh doanh, du lịch, ngược lại, công dân Việt Nam đã xuất khẩu lao động, ra nhập
quốc tịch nước ngoài để có điều kiện giao lưu học hỏi về các kinh nghiệm phát
triển kinh tế, lao động làm giàu chính đáng. Nhờ vậy, bức tranh kinh tế của nước ta có nhiều
khởi sắc, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, khoảng cách chênh lệch
giàu nghèo được thu hẹp dần.
Như vậy, những quan điểm cho rằng: công dân
Việt Nam nhập quốc tích một cách tràn lan, rời bỏ Tổ quốc để đến các nước khác
của Phương Thảo đề cập trong bài viết là hoàn toàn sai trái, bịa đặt không đúng
với thực tế những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam, đó là những luận điệu bóp
méo sự thật, là sự vu khống, là “vật cản” chính cho việc thực hiện các quyền tự
do dân chủ của công dân. Điều đó không thể chấp nhận được, cần phải bác bỏ ra
khỏi đời sống để cho công dân được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của
mình với Đảng, Nhà nước, đất nước.
LT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét