Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY D.Q.Psy 11

Tong thời gian qua,  sau khi chúng ta chủ trương xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số thông tin cho rằng, việc thực hiện Đề án đó là không thực tế; cần phải bác bỏ. Chúng đã có nhiều hành động chống phá, xuyên tạc một cách trắng trợn bản chất tốt đẹp của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, hạ thấp vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Một số đối tượng cho rằng: Nhà nước pháp quyền là sản phẩm, thành tựu của chủ nghĩa tư bản, do đó không thể lấy thành tựu đó “gán ghép” vào chủ nghĩa xã hội; khi nhắc đến chủ nghĩa xã hội thì phải gắn liền với “chuyên chính vô sản”, “Đảng trị”, v.v. Do vậy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tất yếu sẽ thất bại, hao tổn tài sản và nguồn lực của đất nước…

Trước âm mưu và thủ đoạn hết sức thâm độc của các thế lực thù địch nêu trên, mỗi người dân, nhất là các cán bộ đảng viên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm để đập tan các luận điệu xuyên tạc và phản động. Cần phải nhận thức rõ một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, quan điểm cho rằng nhà nước pháp quyền là sản phẩm, thành tựu của chủ nghĩa tư bản là một quan điểm hoàn toàn sai, tự biện và duy ý chí. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền có từ rất sớm, có trước chủ nghĩa tư bản; nó là sản phẩm của nhân loại.

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với những cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là quá trình đúc kết, kế thừa có chọn lọc tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại và là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề Nhà nước và pháp luật giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân.

Quan điểm của Ðảng ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, dân tộc.

Thứ ba, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, có bước phát triển mới. Cụ thể: hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; nội dung, phương thức quản lý nhà nước từng bước điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển đất nước và thông lệ quốc tế. Tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng tinh giản biên chế, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước được tăng cường. Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, đối thoại, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Tóm lại, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên cho thấy: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với nhà nước pháp quyền tư sản. Pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản, về thực chất, là công cụ bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét