Trong những năm qua, các thế lực
phản động đã tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, “phi
chính trị hóa” quân đội thì âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ
thấp dẫn đến thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa
cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa Tư bản. Để thực hiện âm mưu trên,
chúng đã tiến hành tấn công trên mặt trận tư tưởng, lý luận; coi đó là “mũi đột
phá” hòng làm tan rã niềm tin, gây rối loạn về tư tưởng, lý luận, tạo ra những
“khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và
nhân dân, nhằm chuyển hóa, xóa bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Do đó,
nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận trở thành mặt trận nóng bỏng hàng đầu của
công tác tư tưởng, lý luận, trực tiếp liên quan đến mục tiêu, lý tưởng, sự ổn định,
phát triển bền vững của đất nước, sự mất còn của chế độ xãhội chủ nghĩa, đến vận
mệnh của dân tộc ta. Trong điều kiện bình thường, nếu chúng ta chủ quan, lơ là,
không thường xuyên quan tâm đầy đủ, thấu đáo đến công tác tư tưởng, thì khi xuất
hiện những tình huống bất thường, những biến động về kinh tế - xã hội... sẽ rất
dễ dẫn đến sự phân tâm, hoang mang, dao động, thậm chí mất phương hướng chính
trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Đại hội XIII của Đảng đã chỉ
rõ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn...
Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã
hội còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá
Đảng, Nhà nước và đất nước ta”. Do vậy, mỗi
cán bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc nâng cao tính
chiến đấu và sức thuyết phục trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Cần nhận rõ
công tác tư tưởng, lý luận có vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh
đạo và công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho Đảng có nền tảng
tư tưởng vững chắc. Bên cạnh đó, cần xây đắp nền tảng chính trị - tinh thần của
chế độ và sự đồng thuận xã hội, định hướng và quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Mặt khác, lãnh đạo chỉ huy các cấp cần nắm vững quan điểm,
chủ trương của Đảng ta trong đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng. Việc
làm này cần tiến hành thường xuyên, kiên quyết và triệt để, tránh tình trạng
qua loa đại khái. Bởi vì, chỉ cần sự thiếu tập trung, dứt khoát sẽ dẫn đến sự
dao động về tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nhất là trong giai đoạn hiện nay
khi mà khoa học công nghệ phát triển, việc tung tin sai lệch rất dễ thực hiện. Một điểm quan trọng cần phải thực hiện trong quá
trình đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng hiện nay là xây dựng lực
lượng nòng cốt và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho nhiệm vụ đấu tranh tư
tưởng, lý luận. Trong đó, cần tập
trung nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn,
các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí... Cần nghiên cứu tăng cường
lực lượng thường trực tham gia đấu tranh trên internet, các trang mạng xã hội.
Lực lượng này phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực. Trong đó cần được tổ chức
có hệ thống, trang bị đầy đủ phương tiện và có kỹ thuật tác nghiệp cao.
Có thể khẳng định, thực hiện được những biện pháp cơ bản
nêu trên là cơ sở vững chắc để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Đó cũng là cơ sở để xây
dựng niềm tin của quần chúng nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững
chắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét