Trước hội nghị tổng kết nhiệm vụ phòng chống tham nhũng năm 2020 của Trung ương, đã nhiều phần tử cơ hội trang Facebook Thân Hữu Việt Tân Úc Châu (12/12/2020) đối tượng Dương Quốc Chính phát tán bài “Tham nhũng và chống tham nhũng” hòng xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta, vu cáo Đảng bao che cho đảng viên tham nhũng… chúng tập trung tung ra những bài viết, nhận định xuyên tạc, đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực” trước Đại hội XIII. Chúng lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như: Việc một số tướng lĩnh, sĩ quan bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luật, xử lý vừa qua; sự việc liên quan đến Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay thông tin khởi tố vụ án đối với ông Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực thành phố Hồ Chính Minh, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng – Cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Nguyễn Hồng Trường – cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải…để xuyên tạc đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn kết, làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể
chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng thì công tác
tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu dưới hình thức nào
(từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình thường. Một ví dụ của nền
chính trị dân chủ tư sản, điển hình ở Mỹ thì đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa,
định kỳ vẫn tổ chức đại hội toàn quốc để đảng viên bầu cơ quan lãnh đạo của
đảng, chủ tịch đảng, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia bầu Tổng thống Hoa
Kỳ…Hay cũng ở hầu hết các nước, những công chức trong hệ thống chính trị dù ở
cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra, truy tố, xét xử theo
quy định của pháp luật. Lẽ nào, những điều thông thường, phổ quát như vậy cũng
là“đấu đá”, “tranh giành”, “thanh trừng”, “tiêu diệt” nội bộ hay sao?.
Từ đó, vấn đề đặt ra đối với những người khi tìm, đọc, tiếp nhận, sử dụng thông tin trên các trang mạng xã hội cần tỉnh táo, có nhãn quan chính trị sắc bén, nhận thức đúng thông tin “thật, giả” và có thái độ kiến quyết đấu tranh, loại bỏ những “thông tin xấu, độc” của các phần tử xấu hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước và nhân dân, chống phá chế độ XHCN tốt đẹp của chúng ta.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét