Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

BẦU CỬ Ở VIỆT NAM LÀ TỰ DO VÀ DÂN CHỦ VK

Mới đây trên trang Rfavietnam.com Minh Luật có giật tít: “Bầu cử ở Việt Nam: Thiếu tự do và không công bằng”. Bài viết cho rằng cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta diễn ra vào ngày 23/5 tới đây là “một cuộc bầu cử phi dân chủ”. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn luật pháp bầu cử Quốc hội ở Việt Nam và xuyên tạc thực tế. Bởi vì:

Thứ nhất, mọi công dân Việt Nam đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp luật đều có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Điều 2, Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/5/2015, có hiệu lực từ 1/9/2015) quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”. Điều 3, Luật trên quy định rõ tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội: “Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội”.

Đến nay, sau quy trình ba vòng hiệp thương, năm bước lựa chọn nhân sự bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ngày 27/4/2021 Hội đồng bầu cử quốc gia đã thông qua Nghị quyết công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (trong đó có 9 người tự ứng cử) tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV. Đây là những công dân ưu tú được đông đảo cử tri tín nhiệm, lựa chọn để bầu làm người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội khóa XV.

Thứ hai, bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam được tiến hành một cách dân chủ, công khai, minh bạch

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành quy định quy trình ba lần hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thẩm quyền chủ trì. Trong quá trình hiệp thương, để xác định danh sách chính thức những người ứng cử, nhân dân có quyền phát hiện, phản ánh những vấn đề liên quan đến năng lực, phẩm chất, lối sống, đạo đức của các ứng cử viên. Với tính chất và quy trình hiệp thương như vậy, không chỉ các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước mà tất cả các tổ chức khác trong xã hội và nhân dân đều có cơ hội lựa chọn, giới thiệu những người đủ đức, đủ tài, có điều kiện, khả năng thực hiện nhiệm vụ đại biểu của nhân dân. Đó là một bước tiến mới trong thực thi quyền dân chủ ở nước ta.

Trong bầu cử đại biểu Quốc hội, việc xác định cơ cấu và thành phần đại biểu là hoàn toàn cần thiết và cũng là một điều kiện để phát huy dân chủ. Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất; đồng thời là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội phải có cơ cấu hợp lý nhằm bảo đảm sự cân đối, hài hòa về nhân sự, trong đó có đại biểu của các dân tộc thiểu số, đại biểu tôn giáo và đại biểu nữ; đại biểu xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và doanh  nhân; đại biểu là người đang công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, vv

Việc xác định cơ cấu đại biểu Quốc hội là phù hợp với vị trí, vai trò và hiệu lực hoạt động của Quốc hội; đương nhiên phải qua hiệp thương, có sự đồng thuận của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận. Mặt khác, cùng với việc bảo đảm cơ cấu đại biểu, khi giới thiệu các ứng cử viên vẫn phải trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo luật định, không có ngoại lệ. Dân chủ trong bầu cử đại biểu Quốc hội còn được thể hiện ở Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định cụ thể về tỷ lệ phải có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số và ít nhất 35% là phụ nữ. Đồng thời, danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cũng phải bảo đảm có ít nhất 35% là nữ.

Như vậy, chế độ bầu cử hiện hành ở Việt Nam cũng như thực tiễn quá trình giới thiệu cử, ứng cử vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 ở Việt Nam cho thấy, luận điệu cho rằng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay là cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta diễn ra vào ngày 23/5 tới đây là “một cuộc bầu cử phi dân chủ” của Minh Luật là sự tuyên tạc trắng trợn nhằm mục đích phá hoại bầu cử ở Việt Nam. Chúng ta cần đấu tranh kiên quyết với những luận điệu này./.

V.K.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét