Càng gần đến ngày diễn ra đại hội đảng
ở các cơ quan Trung ương và địa phương, hướng tới Đại hội XIII của Đảng, sự
chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị càng quyết liệt
với nhiều chiêu trò tinh vi, thâm hiểm.
Chúng triệt để sử
dụng "truyền thông đen”, mạng xã hội và các KOL (người nổi tiếng trên mạng
xã hội) để phát tán thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động... Đáng cảnh báo là
đã xuất hiện hiện tượng tiếp tay, “nối giáo” cho “truyền thông đen” phá hoại
đại hội đảng các cấp.
Chiêu
trò nguy hiểm
Những ngày gần đây, trước
và sau khi 14 đảng bộ cấp tỉnh tổ chức đại hội trước, một nhóm KOL bao gồm vài
cựu nhà báo, phóng viên tự lập ra trang fanpage tuyên bố là “truyền
thông sạch”, “báo trung lập”, “nhà báo công dân” liên tục viết bài xuyên tạc,
kích động.
Chuyện xảy ra ở tỉnh Bình
Thuận là một ví dụ. Tại cuộc họp báo về đại hội Đảng bộ tỉnh này, người phát
ngôn tỉnh ủy đã nêu thực tế có nhiều thông tin trên diễn đàn mạng xã hội, thậm
chí có cả một số cơ quan báo chí nêu không đúng, mang tính võ đoán, không có
căn cứ về công tác nhân sự ở địa phương trước thềm đại hội. Thậm chí, đã có một
tổng biên tập đến địa phương xin lỗi vì đưa tin chưa đúng nhưng không ít người
vẫn dựa vào thông tin sai lệch đó để tán phát, gây hoang mang dư luận.
“Tát nước theo mưa”, nhân
chuyện báo chí, dư luận phê phán một số địa phương mua quà tặng tốn kém cho đại
biểu dự đại hội, mặc dù Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận chỉ tặng mỗi đại biểu một
chiếc cặp trị giá hơn 200 nghìn đồng, kẻ xấu vẫn xuyên tạc. Riêng nhóm “truyền
thông sạch” thì cố tình bóp méo thông tin, chúng suy diễn nhiều địa phương mua
quà tặng xuất xứ nước ngoài, kích động suy nghĩ cực đoan, không đúng đường lối
đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Đặc biệt, trước thềm đại
hội Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc, nhóm “Báo sạch” liên tục viết bài với nội dung suy
diễn, xuyên tạc việc cơ quan chức năng địa phương này khởi tố vụ án, bắt tạm
giam đối với hai đối tượng liên quan đến một vụ án hình sự nghiêm trọng. Theo
thông tin từ người phát ngôn Bộ Công an và cơ quan chức năng thì từ đầu năm
2020, một nhóm đối tượng tạo lập các trang web như
giandoihocthuat.wordpress để đăng tải các bài viết nói xấu lãnh đạo tỉnh
Đắc Lắc. Chúng sử dụng email: uybankiemtrahocthuat@gmail.com để gửi
và tán phát các tài liệu nói xấu đến hàng trăm cán bộ lãnh đạo, đảng viên ở
Trung ương và địa phương. Thậm chí, cơ quan chức năng cho biết, chúng còn dùng
tiền, vật chất mua chuộc để lôi kéo một giáo viên đứng đơn tố cáo sai sự thật
kéo dài. Khi người này dừng việc tố cáo thì chúng lôi kéo, mua chuộc trang mạng
xã hội, công ty truyền thông và một vài tạp chí điện tử thông tin tán phát
thông tin xuyên tạc.
Thật đáng buồn, theo cơ
quan chức năng, việc tán phát thông tin, đơn, thư xuyên tạc lại bắt nguồn từ
một tiến sĩ, giảng viên đại học ở TP Hồ Chí Minh kích động và xúi
giục. Chính từ những thông tin đó, nhóm “Báo sạch” bao gồm những đối tượng
thường xuyên viết bài với nội dung phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả phá
chế độ XHCN, đòi đa nguyên, đa đảng... đã mở một chiến dịch thông tin, liên tục
bóp méo, nói xấu Đảng, Nhà nước, xuyên tạc ngành giáo dục và đại hội đảng các
cấp. Hầu hết những bài viết từ nhóm này tung ra đều được các đối tượng phản
động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước, các trang của tổ chức Việt Tân,
trang điện tử BBC, RFA, VOA tiếng Việt dẫn lại, suy diễn, xuyên tạc
vụ việc, cho rằng có sự “đấu đá, triệt hạ” trước đại hội Đảng... Ngay cả
một vị nguyên là lãnh đạo trường đại học, từng là bí thư đảng ủy nhà trường
cũng gửi email, chia sẻ thông tin cho nhóm “truyền thông đen” để chúng nhào
nặn, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận.
Một vụ việc tương tự từng
xảy ra tại Thanh Hóa. Ngày 21-7-2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam một nghi phạm đã “lợi dụng các quyền
tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân” theo Ðiều 331 Bộ luật Hình sự khi liên tục rải “bom đơn thư” nặc
danh tố cáo sai sự thật một đồng chí bí thư huyện ủy. Ðáng tiếc là một số cơ
quan báo chí sau khi nhận được đơn nặc danh sai sự thật vẫn tiến hành điều tra,
viết bài gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị địa phương
trước thềm đại hội đảng bộ huyện, dù Tỉnh ủy Thanh Hóa đã kiểm tra, xác minh và
kết luận cán bộ không vi phạm như đơn, thư nặc danh tố cáo.
Tại tỉnh Bắc Giang, một
số đối tượng đã thực hiện bài viết xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo tỉnh trên mạng
xã hội Facebook “Việt Tân”. Có 19 tài khoản Facebook cá
nhân tại tỉnh Bắc Giang chia sẻ lại những bài viết đó, ảnh hưởng xấu tới dư
luận, kích động xuống đường biểu tình..., gây phức tạp dư luận trước thềm đại
hội đảng các cấp. Cơ quan chức năng đã làm việc với 19
chủ Facebook và sau đó họ đều nhận thức ra sai lầm khi tiếp tay cho
thông tin xấu, đã tự nguyện gỡ bỏ nội dung chia sẻ.
Theo Thiếu tướng Nguyễn
Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao (Bộ Công an): “Tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII thì những hoạt động
này diễn biến hết sức phức tạp. Có đến hàng nghìn trang ở trên mạng xã hội và
các kênh YouTube. Đặc biệt, như Việt Tân có đến hơn 1.000 clip liên quan
đến hoạt động tiến hành đại hội đảng các cấp để xuyên tạc, tuyên truyền thông
tin sai sự thật.
Ngay sau khi Hội nghị
Trung ương 13 khai mạc, các trang của tổ chức Việt Tân đã đăng tải các bài
viết, clip dạng như “Tiết lộ danh sách ứng viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ
đưa ra tại Hội nghị 13” và đăng/phát nhiều tin, bài hòng bôi nhọ lãnh đạo
cấp cao của Đảng, Nhà nước. Họ rêu rao rằng, Hội nghị Trung ương 13 sẽ “đấu đá
khốc liệt”, khó mà hoàn thiện công tác nhân sự. Đó là những thông tin bịa đặt
nhưng vẫn có người do tò mò, hiếu kỳ đã chia sẻ, tán phát các thông tin không
đúng sự thật này.
Sự thật không
như “truyền thông đen” rêu rao. Bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 13,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Trung ương đánh
giá cao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự, kể từ sau hội nghị Trung ương 12
(tháng 5-2020) đã bám sát phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII, chuẩn bị một
cách công phu, khoa học, bài bản, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban
Chấp hành Trung ương khóa mới... Kết quả rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần
trách nhiệm cao, thống nhất rất cao với đề xuất của Bộ Chính trị".
Theo Bộ Thông tin và
Truyền thông, trong 9 tháng đầu năm 2020, bộ đã yêu cầu xử lý hơn 2.000 bài
viết, 5.300 video có nội dung xấu độc, sai sự thật. Đặc biệt từ quý II, việc
phát tán tin, bài xấu độc tăng 4 lần so với 3 tháng đầu năm. Song so với kỳ đại
hội trước, 80% thông tin xấu độc đã bị dẹp bỏ. Cơ quan chức năng dự báo,
càng gần đến thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, việc phát
tán thông tin xấu độc về nhân sự sẽ diễn ra với mật độ dày hơn, thủ đoạn tinh
vi và nguy hiểm hơn.
Một
biểu hiện suy thoái
Trong Di chúc trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết
và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
Thật không thể chấp nhận
những người đứng trong tổ chức, trước khuyết điểm, sai phạm của người khác
chẳng những không phê bình chân thành và đấu tranh thẳng thắn, làm rõ vi phạm,
khuyết điểm của đồng chí mình theo đúng kỷ luật, pháp luật, thông qua các tổ
chức đảng, chính quyền, đoàn thể mà lại “ném đá giấu tay”, tiếp tay cho “truyền
thông đen”, thậm chí cho các thế lực thù địch.
Đây cũng chính là một
trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết Trung ương
4, khóa XII của Đảng ta đã chỉ ra: “... Lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng
nhau, hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá
nhân không trong sáng”.
Quy định số 102-QĐ/TW
ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm” đã nêu cụ
thể một số hành vi vi phạm kỷ luật liên quan đến mạng xã hội. Đó là: “Lợi dụng
và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi
nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Chúng ta từng chứng kiến
những bài học đau xót khi những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, “chơi
dao đứt tay” và phải trả giá rất đắt vì tiếp tay cho “truyền thông đen”. Phát
biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII vào năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) đã nhắc đến trường hợp Trịnh Xuân
Thanh và cảnh báo: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn
tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn,
thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết
với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc”.
Theo kết luận từ cơ quan
chức năng, từ chỗ coi thường kỷ luật của Đảng, khi bị xử lý, Trịnh Xuân Thanh
viết đơn xin ra khỏi Đảng, công khai tuyên bố không còn tin ở lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, trốn đi nước ngoài và tiếp tay cho các đối tượng phản động để chúng
xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Đây là một trường hợp vi phạm điển hình,
một bài học đắt giá mà mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cần suy ngẫm.
Chủ
động ngăn ngừa, kiên quyết xử lý
Có một thực tế đáng lo
ngại là trong một số đơn, thư tố cáo sai sự thật, một số thông tin tán phát
trên mạng xã hội và gửi đài, báo nước ngoài... đã có sự nhúng tay, góp sức của
một số cán bộ cơ hội, biến chất, kéo bè kết cánh, đứng sau giật dây, kích động,
xúi giục, "ném đá giấu tay"; thậm chí đầu tư tài chính để mua chuộc,
sử dụng “truyền thông đen”.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm
2020, Ban Tiếp công dân Trung ương đã tiếp nhận hơn 9.100 đơn các loại, tăng
khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2019, song có tới hơn 6.400 đơn không đủ điều
kiện xử lý (trên 70%).
Dường như, chúng ta vẫn
còn thiếu những quy định, chế tài, biện pháp mạnh để ngăn chặn và xử lý nghiêm
minh các đối tượng “ném đá giấu tay”, tiếp tay cho “truyền thông đen” và các
thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Trên thực tế, đã có một số
trường hợp vi phạm bị xử lý nhưng có lẽ vẫn chưa đủ sức răn đe.
Vì vậy, để đấu tranh hiệu
quả với thủ đoạn, chiêu trò thâm hiểm trên, đã đến lúc phải thực hiện kiên
quyết, triệt để hơn các quy định của pháp luật về quản lý internet, mạng xã
hội, xử lý các hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Trong đó, cần xử lý nghiêm minh, xét xử công khai và có hình phạt thích đáng để
làm gương với những hành vi tội phạm có tổ chức, quy mô rộng, thời gian kéo dài
như các vụ việc ở Thanh Hóa, Đắc Lắc; đặc biệt, phải tìm ra đối tượng chủ mưu,
đứng đầu, nếu là cán bộ, đảng viên càng phải xử lý nghiêm minh theo đúng kỷ
luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Với cấp ủy đảng các cấp,
cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ
Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng:
“Phải tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn
chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực
thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn”.
Đối với những đối tượng
lập ra các hội, nhóm “truyền thông đen”, nhân danh KOL để phát tán thông
tin kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và đại hội đảng các cấp, đề
nghị các cơ quan pháp luật cần tăng cường quản lý, với các đối tượng không
chuyển biến sau khi đã giáo dục thuyết phục, cần có biện pháp xử lý theo pháp
luật, không để họ lũng đoạn mạng xã hội, coi thường kỷ cương phép nước, gây bức
xúc trong xã hội!
ADMIN.PSY11
(ST: Nguồn phongkhongkhongquan.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét