Nhận định bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nhà nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước cho rằng, bài viết thể hiện sự tâm huyết, sự sắc bén về
một vấn đề có nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp trên cơ sở cả lý
luận và thực tiễn: đó là chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Nhận xét nội dung trả lời bốn câu hỏi đặt ra về chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, các nhà lý luận cho rằng, đây thực sự là một công trình nghiên cứu
rất sâu sắc với nhiều luận điểm mới. Bài viết này bao gồm 3 vấn đề chính:
Thứ nhất, là việc chọn đường và khẳng định nhận thức mới của Đảng
ta về CNXH.
Thứ hai, Tổng Bí thư đề cập đó là tổng kết thực tiễn để đánh giá và
khẳng định sự đúng đắn của việc chọn đường và sự thắng lợi của việc chúng ta
chọn đường ấy, nó đã mang lại những ý nghĩa lịch sử rất quan trọng của đất nước
ta, đặc biệt trong quá trình đổi mới. Và từ nhận thức về lý luận ấy cũng như
tổng kết thực tiễn ấy.
Thứ ba, Tổng Bí thư nhấn mạnh đó là nhiệm
vụ trong thời gian tới. Ba nội dung ấy như một luận cương mới, rất cơ bản về
CNXH"
Đồng chí Tổng Bí thư với tư cách là nhà lý luận rất xuất sắc của Đảng,
đồng chí đã tổng kết tư duy lý luận của Đảng ta về nhận thức về chủ nghĩa xã
hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta. Đồng thời cũng đã đưa ra
nhiều quan điểm, ý kiến, ý tưởng mới. Đồng chí lưu ý rằng: chúng ta tiếp cận
chủ nghĩa xã hội trên cả 3 phương diện: một
là, phương diện một học thuyết lý luận; hai
là với phương diện một phong trào hiện thực, ba là với phương diện một chế độ xã hội.
Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư không chỉ có giá trị lý luận mà còn có
giá trị thực tiễn rất quan trọng". Các nhà nghiên cứu cho rằng, với tư duy
khoa học và tầm nhìn khách quan, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
phân tích, dẫn chứng làm sáng tỏ nhiều vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa hội của đất nước ta một cách rất hệ thống, đầy đủ, toàn diện,
thuyết phục.
Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được trong chặng
đường vừa qua, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới, đã khẳng định con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn là tất yếu và đúng
đắn. Dù rằng, đây là "sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, không thể nóng vội"
nhưng kiên định con đường ấy một cách tiếp thu, bổ sung và sáng tạo có chọn lọc
để chủ nghĩa, học thuyết luôn luôn mang hơi thở của thời đại, mà không rơi vào
xơ cứng, trì trệ, lạc hậu, thì tất yếu, sự nghiệp cách mạng sẽ thành công./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét