Trong
những ngày qua, nếu ai đã nhìn thấy những hình ảnh về hậu quả của cái gọi là
“cuộc biểu tình ôn hòa” của một số người dân ở Bình Thuận sẽ thấy thực sự rất
đau lòng và thất vọng về ý thức cũng như trình độ hiểu biết và thiếu bản lĩnh của
một số quần chúng. Để sảy ra tình trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân song
nhìn nhận khách quan về thực tế diễn ra và phân tích trên cơ sở đặc điểm tâm lý
nói chung, người Việt Nam ta có thể thấy đang nổi lên một số điểm cần suy ngẫm.
Việc Quốc hội lùi thời hạn xem
xét thông qua Luật đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu), khẳng định không đề xuất thời hạn cho thuê
đất 99 năm cho thấy Chính phủ, Quốc hội đã lắng nghe ý kiến từ phía nhân
dân. Thế nhưng sau đó, những cuộc tụ tập biểu tình tự phát với biểu ngữ
"phản đối đặc khu" vẫn cứ diễn ra. Việc này cho thấy lợi dụng sự thiếu thông tin của nhân dân, có những luồng
thông tin không chính thức đang xuyên tạc, bóp méo thông tin, dẫn dắt
dư luận hiểu sai bản chất sự việc, tạo hiệu ứng tiêu cực trong xã hội rằng
Chính phủ chưa lắng nghe người dân. Bằng việc tung
tin đồn nhảm kết
hợp với mua chuộc, dụ dỗ bằng vật chất, nhóm phần tử này đã lôi kéo không ít người tham gia, thực hiện những
hành động quá khích như ném đá, đốt xe đặc chủng, đánh và chống người thi hành
công vụ. Qua khai nhận của các đối tượng tham gia ném đá, bom xăng vào trụ sở UBND tỉnh Bình
Thuận thì có một phụ nữ đến cho 300.000 đồng rồi dặn mọi người làm
theo, mỗi lần ném xong thì người phụ nữ
này và một số người lớn khác ở phía sau tiếp tế đá.. Người phụ nữ này còn dặn nếu
có bị tạm giữ thì không được khai vì sẽ ảnh hưởng cả gia đình. Trong số gần 100 thanh thiếu niên bị tạm giữ
đêm 11 rạng sáng 12-6 có rất nhiều trường hợp mang sẵn tiền trong túi cùng
mệnh giá, có USD và có trường hợp mang sẵn hung khí trong người.
Bên cạnh đó, các hành động quá khích
này cũng tạo hiệu ứng cho quy luật thuần tâm lý như: lây lan, cảm nhiễm, a dua,
bắt chước… chính vì vậy khi bình tĩnh lại T.G.Q.H (18 tuổi) ngụ Phan Thiết, một
trong gần 100 trường hợp bị tạm giữ đêm 10-6 khi tham gia ném đá vào trụ sở
UBND tỉnh cho biết rất hối hận. H. nghe lời rủ rê của bạn bè đi chung với đám
đông, có ném đá và nhận thấy đây là hành vi sai trái. Hoặc như N.V.V (16 tuổi)
ngụ xã Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc. đi hàng chục cây số đến Phan Thiết khi nghe có
chuyện tụ tập đông người. Trong lúc “hứng khởi”, V. cũng tham gia ném đá…đặc
biệt là các đối tượng này phần lớn là thanh niên, ở độ tuổi đang hoàn thiện về
nhân cách, rất muốn chứng tỏ bản thân và dễ dao động, đôi khi không kiểm soát
được hành vi bản thân.
Một
hiện tượng tâm lý khác cũng được các phần tử quá khích, phẩn động lợi dụng đó
là tung hoả mù. Đây là thủ đoạn ngụy trang để
đánh lạc hướng quan tâm của dư luận đối về một sự kiện. Đó là những lời
tuyên bố vô căn cứ về hoạt động, con người, tổ chức…các hành vi phá hoại, các
thái độ chống đối, các nhân vật bị mua chuộc, các hiện tượng khủng bố ở các nước
đối phương nhưng không có bằng chứng hoặc bịa ra bằng chứng, nhằm tạo ra tình
trạng “bán tín, bán ngờ” gây hoang mang cho xã hội… Đó
chính là trường hợp một người tên Tùng “nóc” tham gia nhóm người
tụ tập bị đánh tử vong minh là không đúng. Sự thật người sinh năm 1982 này tham
gia quá quyết liệt, đến trưa 11-6 bị ngất xỉu và được mọi người đưa đến Trạm xá
cấp cứu. Đến chiều cùng ngày, Tùng “nóc” bỏ trốn về nhà nhưng sau đó một số người
lợi dụng việc này đã hô hào gây ra bạo loạn, xô sát với lực lượng công an,
chính quyền.
Hậu quả xấu gây ra bởi những hành động quá khích của quần chúng khi thiếu
hiểu biết, bị dẫn dắt bởi thủ đoạn tác động tâm lý là rất nguy hiểm. Người
dân thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho công việc quốc gia là điều đáng quý, đáng
trân trọng, là điều nên thường trực ở mỗi công dân. Nhưng, nếu thiếu bình tĩnh,
sáng suốt, chính những sự quan tâm ấy lại trở thành sự cản trở đối với sự phát
triển của đất nước. Đặc biệt là tâm lý “đồng cảm”,
“người mình” mạnh mẽ nhưng thiếu đi sự định hướng của lý trí sẽ biến những giá
trị tốt đẹp của con người thành con dao hai lưỡi, công cụ cho bọn phản động chống
phá Đảng và Nhà nước ta.
Để
ngăn chặn và phòng tránh những hiện tượng tâm lý thiếu kiểm soát đó chúng ta cần
phải có sự “miễm dịch tâm lý”. Những
người tham gia bạo loạn do bị nhiễm dịch
tam lý và thường do hai nguyên nhân chủ yếu: Một là, do tính chất hiểm độc
của các tác động tâm lý thù địch và của môi trường xã hội tiêu cực; thứ hai, do
kháng thể yếu ớt của các nhóm xã hội và của mỗi con người. Vì vậy, “miễn dịch
tâm lý” là một trong những phẩm chất rất cần thiết hiện nay.
Việc
chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần có mặt tích cực là
thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng lại làm cho cơ cấu xã hội thêm phức tạp và
tâm lý của con người thay đổi tương ứng. Đó là mảnh đất thuận lợi cho “chiến tranh tâm lý”, là điều kiện của sự thâm nhập những
thói quen, lối sống, những quan điểm, ý thức hệ tư bản vào đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân ta.
Cũng như chống lại sự nhiễm
dịch của các loại dịch bệnh khác, chống lại sự “nhiễm dịch tâm lý” thường dựa
theo hai phương thức cơ bản:
Một là, sử dụng mọi biện
pháp ngăn cản chặn đường bịt lối, loại bỏ sự gia nhập của các tư tưởng văn hóa
lối sống độc hại vào quần chúng nhân dân.
Hai là, trên cơ sở xây dựng
một nền tảng chính trị - tư tưởng vững chắc, các tập thể cơ sở và từng cá nhân
tự xây dựng, tự chuẩn bị cho mình khả năng chống lại các tư tưởng và văn hóa xấu
độc, tức là tăng cường chất kháng thể làm cho chiến tranh tâm lý không có tác dụng,
không đạt hiệu quả.
Hai phương thức trên được tiến hành song song và tùy theo các thủ đoạn
tâm lý khác nhau mà áp dụng các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương thức thứ
hai là phương thức chủ động nhất và cơ bản nhất nhưng phải tiến hành gian khổ
và lâu dài hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét