Vừa qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc Hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xem xét và thông qua dự thảo Luật Đơn vị Hành
chính-Kinh tế đặc biệt.
Chủ trương xây dựng
Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt khẳng định quyết tâm của Đảng, Quốc hội
và Chính phủ trong thay đổi tư duy, thống nhất, mạnh dạn, chủ động tạo ra một
sân chơi mới, luật chơi mới, thể chế mới mang tầm quốc tế ngay chính trên lãnh
thổ Việt Nam.
Với chủ trương
đó, 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc
(Kiên Giang) được kỳ vọng trở thành các cực tăng trưởng, mang tính ổn định, tạo
môi trường sống và làm việc năng động, hiệu quả, hiện đại; môi trường đầu tư
kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao thu nhập bình quân đầu người,
đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo động lực lan tỏa đến các khu vực
xung quanh và toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên lợi dụng vấn đề này các thế lực thù địch
đã có những bài viết chống phá xuyên tạc sự thật với mục đích đen tối là gây mất
ổn định chính trị trong nước. Bản chất của chúng là những “con rận” bán nước cầu
vinh, chúng không hề biết hoặc hiểu rõ về Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt
như thế nào?
Đặc khu kinh tế,
còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương
mại tự do được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài
nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.
Việc hình thành các đặc khu kinh tế sẽ có rất nhiều
lợi ích giúp cho môi trường kinh doanh được mở rộng, thuận lợi, linh hoạt về
thuế phí, các quy chế kinh doanh ,chính sách về lao động linh hoạt giúp người
lao động đặc biệt là lao động trình độ cao được tiếp cận môi trường làm việc hiện
đại, thu nhập cao. Cùng với sự ra đời của đặc khu kinh tế thì cơ sở hạ tầng
theo đó cũng được nâng cấp, đặc biệt là về các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo
dục, khoa học, vui chơi giải trí sẽ được đầu tư mang đẳng cấp quốc tế. Dự tính
nguồn thu từ các đặc khu kinh tế đem lại từ 3 đặc khu đã chiếm gần 1/4 tổng GDP
của Việt Nam, một con số quá ấn tượng.
Theo quy định tại dự luật, cụ thể tại Điều 57, 58
thì chính quyền đặc khu được tổ chức theo mô hình Chính quyền địa phương, cụ thể
là cấp huyện bao gồm UBND và HĐND, 3 đặc khu sẽ trực thuộc 3 tỉnh Quảng Ninh,
Khánh Hòa, Kiến Giang.
Như vậy, 3 đặc khu này sẽ hoàn toàn do người Việt
Nam quản lý, do Nhân dân bầu chọn ra chính quyền theo quy định của Luật tổ chức
chính quyền địa phương. Đồng thời 3 đặc khu cũng có đầy đủ công an, quân đội được
tổ chức chặt chẽ và tinh nhuệ theo quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh,
trật tự, chủ quyền quốc gia.
Đối với những người nước ngoài ở các đặc khu này,
họ được cấp và gia hạn visa theo quy định của pháp luật và KHÔNG có đầy đủ quyền
công dân như của công dân Việt Nam, chẳng hạn như bầu cử, ứng cử, tham gia vào
chính quyền địa phương, tham gia cảnh sát, quân đội. Việc của họ là ở đó và
phát triển kinh tế đặc khu, tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, nếu không thì
cuốn gói! (Xem Điều 51 dự luật)
Theo dự luật,
nhà đầu tư của tất cả các quốc gia đều có quyền đầu tư vào các đặc khu kinh tế,
không riêng gì Trung Quốc mà Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức... đều có quyền đầu
tư, miễn là có tiền, có năng lực phát triển và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Như
vậy KHÔNG có chuyện chính phủ bán đất cho người Trung Quốc như bọn rận đã nêu.
Theo quy định của
dự luật thì người nước ngoài không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng đất
tại các đặc khu kinh tế, và quyền sử dụng này cũng được giới hạn trong một khoảng
thời gian nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 về Quyền và nghĩa vụ sử
dụng đất ở đặc khu thì Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất
của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất
để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời
hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ
quyết định. Như vậy, thời gian "99 năm" mà bè lũ chống phá đang ngày
đêm rêu rao không phải là thời hạn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng được quyền hưởng,
kể cả Trung Quốc, việc này phải do Thủ tưởng quyết định. Thông thường, thời hạn
cho thuê đất của Việt Nam tương tự các quốc gia khác trên thế giới, rơi vào từ
50 đến 80 năm. Đây là một khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp có thể đầu
tư, phát triển và thu hồi vốn.
Bên cạnh đó,
theo Khoản 5 Điều 32 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có quyền quyết định
thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng. Như vậy, không phải cho thuê rồi là xong, mà khi "có việc
cần" vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND đặc khu hoàn toàn có quyền
thu hồi đất. Như vậy là không có chuyện "bán" như bè lũ phản động, chống
phá thiếu hiểu biết đang rêu rao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét