Một trong những thủ đoạn hiện nay mà các thế
lực thù địch đang ráo riết thực hiện chống phá Cách mạng Việt Nam là chúng lợi
dụng Internet, mạng xã hội và các blog cá nhân để tung tin xuyên
tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; chúng vu cáo, bịa
đặt, bôi nhọ hình ảnh các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đặc biệt trước những sự kiện lớn,
các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, cấp độ, mật độ và tần suất xuất hiện những
thông tin xấu, độc ngày càng gia tăng.
Thực tế trên cho chúng ta thấy rõ ở đây
là một thủ đoạn của cả một âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ thù. Và với thủ đoạn này, chúng sử dụng
nhiều hình thức khác nhau nhưng hiện nay đang dùng các trang mạng xã hội làm
công cụ tích cực. Điều này cho thấy rõ tính nguy hiểm trong thủ đoạn mà kẻ xấu đang
điên cuồng tiến hành chống phá nước ta.
Trong tương lai gần, sự
chống phá của các thế lực thù địch bằng thông tin xấu, độc không giảm đi mà ở
quy mô khác nhau. Do vậy, các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn những thông tin
độc hại này cần phải tích cực hơn nữa. Nhận diện là bước quan trọng đầu tiên để
chống lại luận điệu xuyên tạc. Điều này đặt ra trách nhiệm cho các lực lượng
giáo dục cần phải có nội dung, giải pháp đồng bộ, thiết thực hiệu quả khi tiến
hành tuyên truyền.
Để dập tắt hiệu quả các thủ đoạn bôi
xấu, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vu khống, bôi
nhọ thanh danh, uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,… Ngoài việc chúng
ta đã có cả một chiến lược chống “diễn
biến hoà bình” trên mặt trận tư tưởng - văn hoá.
Chúng ta cần tăng cường các lực lượng báo
cáo viên, tuyên truyền viên chuyên trách, hệ thống báo chí tuyên truyền, hệ
thống sinh hoạt nội bộ của các cơ quan công tác tư tưởng... để chủ động, thường
xuyên kịp thời giáo dục, thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân
để họ nâng cao khả năng miễn dịch trước tất cả các thủ đoạn, luận điệu này. Theo đó, cần phải cần đưa ra cách thức để mỗi người
dân khi tiếp cận truy cập vào các trang mạng xã hội, Internet, blog cá nhân…
đều có thể dễ dàng nhận diện, phân biệt được những thông tin xấu, độc của các
thế lực thù địch.
Cùng với những biện pháp về hành chính,
công nghệ, chúng ta cần duy trì hệ thống luật pháp, các chế tài xử phạt nghiêm
minh, có Luật áp dụng riêng cho các trường hợp kẻ xấu loan tin bịa đặt, vu
khống, nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, thanh danh của Đảng, Nhà nước, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, sẽ bị xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, tạo hiệu ứng
“răn đe” cho kẻ khác.
Đối với các chủ thể tiếp nhận thông tin,
cần đề cao vai trò trách nhiệm để có cách tiếp nhận các nguồn thông tin một
cách hiệu quả, biết nhận diện, phân biệt chính xác đâu là thông tin đúng trên
các kênh truyền thông chính thống quốc gia, đâu là thông tin sai, bịa đặt của
kẻ định./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét